Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Quan niệm sai lầm của người lớn về sâu răng sữa ở trẻ em

4/18/2017 03:22:00 CH Add Comment

 Sâu răng sữa ở trẻ em là bệnh phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 4 - 12 tuổi nhưng lại ít được người lớn để ý tới. Trên thực tế, đây lại là một bệnh rất nguy hiểm mà trẻ cần được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.


Quan niệm sai lầm của người lớn về sâu răng sữa

Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Nha khoa nào tốt tại quận Phú Nhuận

Răng sữa thì không cần đánh răng

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.

Bị sâu răng sữa không đau đớn

Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí.

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ tìm cách trị sâu răng sữa, viêm lợi cho con gái trên google

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu


Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Nha khoa nào tốt tại quận Tân Phú

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, chúng ta không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi vì, răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Trên đây là những lời khuyên của chúng tôi về bệnh lý sâu răng sữa ở trẻ em, mong rằng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và đưa ra phương pháp phòng ngừa sâu răng cho con trẻ.


Tư vấn thắc mắc răng sâu có tự lành được không?

4/10/2017 10:53:00 SA Add Comment

Chào bác sĩ, cháu gái tôi năm nay 4 tuổi, tình trạng sâu răng của cháu rất nghiêm trọng, hầu như cả hàm răng sữa đều bị sâu hết cả. Đến mức ngần đó tuổi rồi mà bé vẫn phải ăn cháo xay nhuyễn, đến hoa quả cũng phải dằm, xay ra mới ăn được. Liệu rang sau tu lanh được không ? (Biên Hòa - Đồng Nai)


Nha sĩ bệnh viện KIM trả lời:

Trẻ em khi chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, nếu bộ răng sữa được thay đúng thời điểm, đúng tuổi, không bị bệnh (sâu răng) thì răng vĩnh viễn mọc lên là trong tình trạng tốt nhất.
Còn nếu răng sữa sâu, bị viêm, gây rụng trước tuổi sẽ không tốt cho bé. Tại thời điểm sâu răng, răng sâu luôn bị đau, buốt khiến răng bé yếu, không thể ăn đồ ăn cứng, không nhai được thức ăn như các bạn cùng lứa tuổi mà phải xay nhuyễn. Vì thế, tình trạng sức khoẻ toàn thân sẽ bị ảnh hưởng do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua ăn uống. Đáng ngại, tình trạng sâu răng sữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm phần mềm… buộc phải điều trị.

Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài nhất về sau này do sâu răng sữa không được điều trị là quá trình mọc răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng nặng nề. Không đơn giản là răng sữa rụng đi, răng mới mọc lên mà việc răng sữa sâu, rụng trước thời điểm thay răng quá lâu sẽ làm răng vĩnh viễn khó mọc lên. Nguyên nhân là khi răng sữa rụng quá sớm khiến lợi dễ bị cứng, xơ hóa, gây cản trở quá trình mọc răng. Lợi xơ cứng không chỉ làm răng mọc chậm mà cũng là nguyên nhân gây răng mọc xiên, mọc lệch (do lợi xơ cứng, mầm răng không mọc thẳng lên mà có xu hướng ngả về hai bên rìa lợi mềm hơn). Răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà ảnh hưởng chung cả đến sức khoẻ. Thực tế, nhiều người khi răng mọc xiên, mọc lệch đã không thể “nắn” răng mọc thẳng trở lại nên buộc phải nhổ bỏ.

Vì thế, nếu nói răng sữa bị sâu rồi khi thay răng sẽ khỏi là một quan niệm sai. Trẻ khi bị sâu răng sữa vẫn cần phải đưa đến bác sĩ nha khoa để được chữa trị, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc về sức khỏe răng lợi của cháu sau này.

Bố mẹ cũng cần lưu ý, tuổi thay răng của trẻ thường là 6-13 tuổi. Ở thời điểm này gọi là giai đoạn răng hỗn hợp (có cả răng sữa, cả răng vĩnh viễn) nên việc chăm sóc răng miệng càng phải kỹ càng hơn, giảm nguy cơ sâu răng vĩnh viễn vì lúc này bé đã hết cơ hội thay răng.

Trên đây là những lời khuyên của chúng tôi về răng sâu tự lành. Hy vọng với những thông tin trên gia đình có thể đưa ra biện pháp chữa trị răng sâu đúng cách cho bé.

Bệnh u răng là gì ?

3/24/2017 03:02:00 CH Add Comment

Là một u nang, trong có chứa một cái răng phát sinh từ mảnh biểu bì Mlassez còn lại trong xoang hàm. U răng có thể gặp ở xương hàm trên ăn lấn vào trong xoang hàm.


>>răng bị sâu đen

>>bé bị sâu răng sữa
>>cách trị sâu răng dân gian


U răng là gì?

U răng là một bệnh không hiếm gặp, nhưng điều đáng quan tâm là nhiều người gần như chưa biết về bệnh và sự nguy hiểm của bệnh. Sâu răng, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng rất dễ dẫn đến u răng. Bệnh có thể gây rụng răng hàng loạt kể cả khi chạm nhẹ, nếu nặng có thể làm biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt, nói.




Nguyên nhân gây ra u răng

Nguyên nhân chính gây ra u răng là do việc vệ sinh răng miệng kém.

U răng xuất hiện là do có một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.

U răng nếu không được lấy ra thì càng ngày càng lớn. Bên trong nang ngoài mầm răng không hoàn chỉnh còn chứa chủ yếu là dịch và có thể có một số chất khác. U càng lớn, sự hủy xương càng nhiều thì xương hàm càng bị bọng bên trong, tạo thành một hốc lớn chỉ chứa nước là chủ yếu chứ không còn xương. Lâu dần, xương mỏng dần, trở nên dễ gãy. Hơn nữa khi nang lớn, đụng tới nhiều cấu trúc quan trọng trong xương hàm càng nguy hiểm, lấy ra cũng có thể không lấy hết được, dễ tái phát.

U răng có thể là kết quả của việc điều trị không đúng cách đối với các nhiễm khuẩn răng, chấn thương răng, sâu răng. U răng xuất hiện là do một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.

U răng có 3 loại

U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm…

U nang thân răng: bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.

U men dạng nang: là hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở… Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp
Dấu hiệu nhận biết u răng

Khởi phát từ bao giờ không được biết đến vì không gây ra triệu chứng gì. Đối với u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Đổi màu răng là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhưng thường dễ bị bỏ qua và chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh nặng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt… thì mới được người bệnh chú ý và đi khám. U nang thân răng lại bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện. U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u.
Phòng ngừa bệnh u răng

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Cần đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh u răng

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, bảo toàn được răng. Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói…

Bác sĩ khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm… mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sâu răng: diễn biến, nguyên nhân, điều trị và dự phòng

3/23/2017 10:20:00 CH Add Comment

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.



Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian, Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.Những nguyên nhân gây sâu răng


Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng

Những "nguy hiểm" cần phải biết về sâu răng số 8

3/22/2017 03:22:00 CH Add Comment

Răng số 8 là chiếc răng trong cùng và mọc cuối trong cung hàm nên việc rất khó vệ sinh răng miệng nên rất dễ sâu răng số 8. Khi răng số 8 bị sâu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng áp xe xương ổ răng và biến chứng cho các răng bên cạnh.



Bạn đang băn khoăn về sâu răng số 8 phải làm sao? Răng số 8 bị sâu có nên nhổ không thì những thông tin hữu ích được chia sẻ qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được đáp án chính xác nhất. Hãy tham khảo ngay!



1/ Những "nguy hiểm" cần phải biết về sâu răng số 8

Không những thế, tình trạng sâu răng số 8 kéo dài còn gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Thậm chí bị sưng lợi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?
2/ Vậy răng số 8 bị sâu có nên nhổ không?

Sâu răng số 8 cũng có thể áp dụng hàn trám nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, vết hàn trám sẽ bong tróc và gây nguy hiểm hơn. Các nha sĩ khuyên bạn nên nhổ răng số 8 càng sớm càng tốt, để đảm bảo sức khỏe cho răng.

Một khi đã bị sâu răng số 8 thì cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng là tiến hành nhổ bỏ. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi nhổ răng số 8 bởi chiếc răng này không nắm vị trí và vai trò gì trong việc ăn nhai của cả hàm như răng số 6 hoặc răng số 7, nên không cần phải tốn thêm tiền để trồng răng giả.

Nên nhổ răng bằng công nghệ nào không đau, an toàn, vết thương lành nhanh?

Nhổ răng bằng ông nghệ gây tê hiện đại theo tiêu chuẩn Pháp tại nha khoa là giải pháp nhổ răng an toàn, khiến bạn không phải bận tâm nhổ răng số 8 có đau không, nhổ răng số 8 có nguy hiểm không... Bởi tại đây thực hiện nhổ răng theo 1 quy trình chuẩn an toàn.

 Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng, để xem xét tổng quát răng miệng.

 Bước 2: Tiến hành chụp X-quang

Đây là bước quan trọng để xác định tình trạng răng số 8 sâu bao nhiêu, hướng mọc như thế nào, có nguy hiểm không để có được ca nhổ răng diễn ra thuận lợi, không gây tác động đến dây thần kinh.

 Bước 3: Gây tê và thực hiện nhổ răng

Sau khi đã xác định được rõ ràng tình trạng răng miệng và mức độ nguy hiểm của răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê lên vùng răng cần nhổ, và dùng kỹ thuật nhổ răng hiện đại giúp làm lành vết thương sau nhổ răng nhanh hơn.

Đồng thời khi bạn đến loại bỏ răng số 8 bị sâu tại nha khoa thì hoàn toàn có thể yên tâm, bởi:

Tại đây hội tụ đội ngũ bác sỹ giỏi, có trình độ tay nghề chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện thành công cho hàng ngàn ca nhổ răng cho khách hàng.