Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Niềng răng cho trẻ có những đặc thù và lưu ý gì?

9/20/2017 01:25:00 CH Add Comment

Mỗi một lứa tuổi lứa tuổi lại có những đặc thù niềng răng khác nhau bởi giai đoạn phát triển khác nhau. Đặc biệt với trẻ em, chúng ta cần thật cẩn thận và lưu ý khi niềng răng để đạt được hiệu quả cao và an toàn. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về niềng răng cho trẻ em và những điều cần chú ý. 

1. Thời gian thích hợp để niềng răng cho trẻ

Niềng răng cho trẻ em được chia thành 2 giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn 1:

Độ tuổi từ 6-7 tuổi: Khi này trẻ bước vào quá trình thay răng sữa, niềng răng nhằm định hướng cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, có thể khắc phục được ngay nếu răng có dấu hiệu mọc lệch. 

Xem thêm

Do đó, ở độ tuổi này, các phụ huynh nên có kế hoạch kiểm tra và kịp thời khắc phục cho trẻ bằng cách đăng ký theo dõi lịch mọc răng của bé tại các phòng nha, tại đó, các bac sĩ sẽ thăm khám và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Ở độ tuổi 6-7, trẻ em có thể được đeo khí cụ nhằm định hướng cho răng vĩnh viễn mọc

- Giai đoạn 2:

Khi răng vĩnh viễn đã mọc. Các chuyên gia chỉnh nha luôn khuyến khích nếu có thể thì niềng răng cho trẻ em nên thực hiện càng sớm càng tốt. Khoảng 11-12 tuổi là độ tuổi mà trẻ nên chuẩn bị được niềng răng khi răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn.



Tuy nhiên nếu trẻ đến 12 tuổi mà vẫn chưa thay răng sữa thì không nên niềng bởi khi răng vĩnh viễn mọc lên nó vẫn có thể mọc lệch, công sức niềng răng coi như “đổ xuống sông xuống bể” trừ trường hợp hệ răng của trẻ phát triển sớm và có độ ổn định tương đối.
2. Loại khí cụ nào là phù hợp với trẻ?

Trẻ em cũng có thể sử dụng mắc cài gắn cố định hoặc khay niềng răng hiện đại như người trưởng thành hoặc dụng cụ chỉnh nha tháo lắp cũng có thể cho hiệu quả như ý mà lại giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí niềng răng.

Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định trẻ dùng khí cụ Twin block ứng dụng chỉnh nha không phẫu thuật giúp kích thích xương hàm phát triển cho một số trường hợp có vòm hàm hẹp hoặc nguyên nhân sai lệch khớp cắn .

Ở trẻ em, sử dụng khí cụ tháo lắp cũng mang lại hiệu quả cao
2. Niềng răng cho trẻ em có tốn nhiều thời gian không?

Thông thường, niềng răng cho trẻ chỉ mất 1/3 thời gian niềng răng cho người lớn thậm chí còn nhanh hơn. Đây chính là ưu điểm nổi bật hơn so với niềng răng cho người trưởng thành.

Bởi ở trẻ em, răng và xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa ổn định, cứng chắc nên việc tác động lực để di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn.
4. Niềng răng cho trẻ em có đau không?

Do sự di chuyển của răng ở trẻ dễ dàng hơn người lớn nên các bác sĩ khẳng định việc gây đau cho trẻ khi niềng răng là hoàn toàn không có.

Tuy nhiên, nếu trong những trường hợp kỹ thuật chỉnh nha yếu kém, tác động lực quá mạnh cũng có thể gây đau nhức nhiều cho trẻ. Vì thế bạn nên tìm hiểu và đưa ra lựa chọn chính xác phương pháp niềng răng và bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm.

Trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm mọc răng

8/31/2017 01:56:00 CH Add Comment

Theo khoa học nghiên cứu thì trẻ sẽ bước vào độ tuổi mọc răng là từ khoảng 6 tháng tuổi tới 3 tuổi, nhưng vì nhiều lí do mà quá trình mọc răng ở trẻ chậm hơn. Một trong những lí do khiến răng trẻ chậm mọc là do trẻ bị thiếu chất canxi, hay nói một cách khác trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến chậm mọc răng.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng

Xem thêm
http://caygheprangimplant.weebly.com/dich-vu-nha-khoa/thuc-hu-chuyen-sao-viet-choi-bo-viec-da-qua-tham-my

Những trẻ không có dấu hiệu tăng cân trong vòng hai tháng là có khả năng bị suy dinh dưỡng rất cao. Trẻ lười ăn hoặc bị thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải chú ý tới khẩu phần ăn uống của các con. Phải đảm bảo thực đơn ăn dặm của con phải đầy đủ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Kết hợp ăn thực phẩm và cho trẻ uống sữa, cho bé ngủ đủ giấc để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.



Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn tới quá trình chậm mọc răng. Và nếu trẻ bị chậm mọc răng sẽ gây ra nhiều hệ lụy không đáng có. Ví dụ như : Không có răng trẻ sẽ khó mà ăn uống được những thức ăn cứng, dai. Răng mọc chậm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát âm của trẻ đó là chưa nói đến tình trạng răng mọc chậm sẽ phần nào ảnh hưởng tới lịch trình thay răng và mọc răng ổn định nữa.

Một điều mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý đó là, tình trạng chậm mọc răng nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng mọc ngầm ở dưới lâu ngày không nứt kẽ và mọc lên sẽ gây nên tình trạng mọc lệch lạc. Hoặc ngăn chặn sự định hướng cho răng ổn định mọc.

Đôi khi những biến chứng từ việc chậm mọc răng sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm như xuất hiện mủ chảy rò ra má, làm xương bị tiêu hủy dần ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn miệng. Đặc biệt, tình trạng răng chậm mọc còn gây nên những hệ lụy như : gây viêm xoang hàm, làm mặt bị biến dạng và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Để ngăn ngừa tình trạng mọc răng chậm ở trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và theo định kỳ để được bác sĩ theo dõi quá trình hình thành và phát triển răng của trẻ. Từ đó có những phương pháp điều trị hoặc can thiệp kịp thời. Tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng trẻ.

Khi nào nên đánh răng cho trẻ ?

7/10/2017 11:03:00 SA Add Comment

Đánh răng cho trẻ là một ý tưởng rất tốt để làm sạch răng của bé. Nếu bạn bắt đầu việc này đúng lúc, con bạn sẽ có một hàm răng thật sạch và tránh được các bệnh về răng miệng sau này.Theo đó, ngay trước thời điểm trẻ mọc răng, bạn hãy sử dụng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch để chà nướu cho bé sau khi ăn. Việc làm này sẽ giúp bé thích nghi với cảm giác nướu bị kích thích và loại bỏ những loại vi khuẩn bám trên nướu.


Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-bao-nhieu-tuoi-duoc-nieng-rang/



Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc độ tuổi phù hợp để bắt đầu đánh răng bằng kem cho trẻ, có mẹ lại sợ bé nuốt kem đánh răng, không vệ sinh và an toàn cho bé.Thông thường đối với trẻ trên 1 tuổi (có 8 răng cửa), cha mẹ có thể sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu và răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu. http://chamsocrangtreem.vn/phong-kham-rang-tre-em-o-dau-tot-va-uy-tin-tai-sai-gon/


Hiện nay trên thị trường có loại kem đánh răng được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không có Flour, nhẹ nhàng làm sạch răng của trẻ, có bổ sung thêm canxi, an toàn cho trẻ nếu nuốt phải.Mặc dù Fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng Fluor vô cùng nhỏ. http://chamsocrangtreem.vn/cach-cham-soc-rang-mieng-cho-tre/


Những nhà hoạt động chống Fluor cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên với Fluor có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm Fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu. Fluor được xem là độc chất nếu sử dụng với liều lượng cao. Vì vậy, không nên cho trẻ em dùng những loại kem có công thức Fluor dành cho người lớn.

Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng đau răng hàm

7/03/2017 05:35:00 CH Add Comment

Tình trạng đau răng hàm dai dẳng, âm ỉ và kéo dài gây ra rất nhiều khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống cũng như cuộc sống hàng ngày.


1.Nguyên nhân khiến răng hàm bị đau

Khi cảm thấy răng hàm của mình bị đau, bạn có thể nghĩ ngay đến một số nguyên nhân như sau:

– Răng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng sâu răng. http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/

– Tủy răng có dấu hiệu bị viêm nhiễm, tổn thương.

– Răng bị viêm chân răng, bị bệnh nha chu…



Trường hợp răng hàm số 7 bị đau thì cũng có thể nghĩ đến trường hợp là do răng số 8 bên cạnh bị mọc lệch, mọc ngầm đâm sang khiến răng bị tổn thương gây đau đớn.
2.Xử lý tình trạng đau răng hàm bằng cách nào?

Để có thể xử lý được tình trạng răng hàm bị đau, trước hết cần xác định một cách cụ thể và chính xác nguyên nhân khiến cho răng bị đau là gì. Đây là một bước vô cùng quan trọng, cần được tiến hành ngay, tuy nhiên cần đến sự can thiệp của các nha sĩ bởi bằng mắt thường của bạn, rất khó để có thể tự tìm hiểu cũng như xác định nguyên nhân.

Chẳng hạn như với những răng bị sâu, không phải lúc nào vết sâu cũng nằm trên bề mặt nhai mà nó có thể nằm trong các kẽ răng khuất, hoặc nằm dưới kẽ chân răng và bị nướu che đi. Cũng như răng đau liệu có phải do răng khôn mọc ngầm gây nên hay không cần phải chụp x-quang mới có thể xác định được chính xác. http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-chua-sau-rang-cho-tre-o-dau-tot-va-hieu-qua-nhat/

Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tùy vào từng tình trạng khác nhau của răng, nha sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, cụ thể như:

– Với những răng bị sâu: Có thể sử dụng phương pháp hàn trám để khôi phục lại cả hình thể và chức năng của răng. Khi thực hiện phương pháp này, các vết sâu cũng được nạo bỏ một cách triệt nhằm ngăn chặn sâu răng quay trở lại.

– Với những răng vị viêm tủy: Cần điều trị tủy răng, sau đó nên bọc chụp một mão sứ bên ngoài để bảo vệ tối đa cho răng.

– Với trường hợp răng bị ảnh hưởng bởi răng khôn mọc ngầm gây nên đau đớn: Giải pháp tốt nhất là nhổ bỏ răng mọc ngầm, vừa loại bỏ những đau đớn khó chịu, vừa tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-nieng-rang-cho-tre-em-o-dau-tot/

Tóm lại, nếu bị đau răng hàm, việc cần thiết phài làm chính là lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, để bác sĩ có thể tiến hành thăm khám trực tiếp, xác định được rõ ràng nguyên nhân và đưa ra lời khuyên, phương pháp xử lý.

Hướng xử lý răng trẻ mọc lệch

6/23/2017 11:34:00 SA Add Comment

Ngay khi phát hiện răng bé có dấu hiệu mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở bé thường xuyên dùng lưỡi đẩy răng ra cho đến khi răng về vị trí như mong muốn.


Bởi ở độ tuổi nhỏ thì bé đang trong giai đoạn phát triển, việc tác động lực liên tục và thường xuyên sẽ dễ dàng di chuyển răng hơn rất nhiều so với tuổi trưởng thành. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-hinh-xuong-ham/



Nguyên nhân : 

+ Do di truyền: nếu răng của cha mẹ, ông bà mọc không đều, sai khớp cắn thì khả năng di truyền cho con trẻ là rất cao. Thực tế, đã có em bé sinh ra không giống bố mẹ ở nhiều điểm nhưng khi thay răng vĩnh viễn thì răng bé mọc lệch giống hệt không khác gì răng bố.

+ Do răng sữa mất sớm: vì một lý do nào đó như sâu răng, răng chịu tác động mạnh… mà răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có xu hướng mọc chen lấn vào chỗ răng mất gây hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.

+ Do thói quen xấu từ hồi nhỏ: một số tật mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, ngủ nghiến răng, chép miệng… cũng là nguyên nhân khiến răng bé mọc lệch


Khi những chiếc răng vĩnh viễn của trẻ đầu tiên ngay khi có dấu hiệu mọc lệch, bạn nên cấp tốc cho bé đến phòng nha để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bé đeo khí cụ nha khoa có chức năng giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
Giúp bé từ bỏ những thói quen xấu http://phauthuathamhomom.com/dieu-tri-lech-khop-can/

Như những thông tin mà chúng tôi đã nói ở trên, nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch chính là những thói quen xấu của bé. Nếu phát hiện bất kỳ những thói quen nào có thể khiến răng bé mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở và theo dõi bé sửa chữa.

Phòng ngừa các bệnh lý răng miệng có thể khiến răng sữa gãy sớm, bạn nên hướng dẫn bé cách chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối.

Khi việc vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, bé sẽ có một hàm răng chắc khỏe, răng sữa không bị mất sớm, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
Nhờ sự can thiệp của các biện pháp chỉnh nha

Nếu bạn đã áp dụng tất cả 4 hướng xử lý răng mọc lệch ở trẻ em trên mà không thấy có hiệu quả như mong muốn, thì sau lứa tuổi thay răng bạn hãy nhờ đến sự tư vấn niềng răng cho bé của bác sĩ.


Tuổi niềng răng phù hợp nhất là trong khoảng 13-16 tuổi. Vì thế hãy đưa bé đi niềng răng càng sớm càng tốt ngay khi bạn có điều kiện để rút ngắn thời gian điều trị.