Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Mất răng gây biến dạng khuôn mặt

4/22/2017 06:27:00 CH Add Comment

Thêm vào đó, mất răng sẽ khiến cho khuôn mặt của bạn trông già hơn, mất răng thực sự có thể hình thành các nếp nhăn sớm. Tại sao ư?



Trừ khi bạn là trẻ con đang học tiểu học, thì việc mất răng sẽ là chuyện hoàn toàn bình thường, và thậm chí còn trông rất dễ thương. Tuy nhiên trong thực tế, nếu bạn đã là người trưởng thành, thì việc mất răng không hề trông hấp dẫn một chút nào.



Răng của bạn được “sắp đặt” một cách chặt chẽ với hàm, hỗ trợ xương hàm và định hình cấu trúc khuôn mặt. Những khoảng trống hình thành sau khi mất răng sẽ gây chảy xệ, cấu trúc răng thay đổi và có thể khiến cho xương hàm của bạn bị ăn mòn. Nha Khoa quốc tế sẽ nêu bật những lí do tại sao bạn nên chăm sóc răng tự nhiên của bạn.


Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người mất răng và không đeo răng giả chưa. Chắc chắn không hấp dẫn chút nào. Miệng của họ sẽ chảy xệ theo thời gian, và bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều nếp nhăn xuất hiện đặc biệt là xung quanh miệng. Thay thế bằng chiếc răng giả kém chất lượng khác càng khiến cho tình hình tồi tệ hơn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân lựa chọn việc thay thế một chiếc răng giả kém chất lượng thay thế tạm thời chứ không muốn sửa chữa, cải thiện tình hình răng của họ và kết quả… Họ thường phải quay trở lại nha khoa để bác sĩ thực hiện phương án khác đắt tiền hơn vì phải sửa chữa hậu quả trước đó.


Khi răng bị mất, sẽ xuất hiện những khoảng trống. Xương hàm sẽ rất dễ bị tổn hại, các răng xung quanh sẽ di chuyển vào không gian đó. Dẫn tới sai lệch khớp cắn ảnh hưởng tới thái dương và bạn sẽ thường xuyên bị đau đầu


Xương hàm của bạn cần Răng


Khi bạn nhai, bạn sẽ kích thích xương hàm (xương ổ răng). Khi một chiếc răng đã biến mất sự kích thích tự nhiên sẽ yếu dần. Các xương ổ răng bị phá vỡ và được tái hấp thu vào cơ thể vì cơ thể không còn nhu cầu cần xương hàm trong khu vực đó nữa. Chính vì thế Quai hàm của bạn có thể biến mất nếu không có răng.


Mất răng gây ra những nhược điểm khác như:
Xê dịch những chiếc răng còn lại vào vị trí răng đã mất. Có thể gây ra tình trạng mất các răng khác
Một phần trên khuôn mặt bị chảy xệ
Khuôn mặt trở nên méo mó,
Miệng bị móm
Vấn đề về phát âm, nói ngọng
Rối loạn khớp cắn, gây đau đầu và đau mặt
Xoang lớn hơn
Xương hàm suy giảm chủ yếu do mất răng và nhổ răng
Nó còn có thể liên quan đến chứng mất trí nhớ!

Trong vòng 18 tháng khi mất răng, bệnh nhân sẽ bị tình trạng tiêu xương không thể khôi phục được.

Mất răng không còn là điều đáng buồn cười nữa. Nó là một vấn đề cần phải quan tâm. Nếu để lâu dài tình trạng trên nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, mà còn ảnh hưởng tới túi tiền của bạn.

Thời điểm vàng để niềng răng cho trẻ

4/19/2017 10:51:00 SA Add Comment

Có rất nhiều ông bố bà mẹ quan niệm rằng răng sữa không quan trọng vì sau này nó sẽ được thay thế lại bằng răng vĩnh viễn. Đó là những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm và trên thực tế đã có hàng nghìn trẻ em bị các vấn đề về sai lệch răng chỉ bởi những quan niệm không có căn cứ khoa học này.



Nếu lựa chọn được đúng thời điểm để niềng răng cho trẻ thì quá trình thực hiện sẽ đơn giản hơn và hiệu quả cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là lý do các bậc cha mẹ nên quan tâm và cho trẻ chỉnh nha sớm nếu không muốn trẻ tự ti về nụ cười của mình trong tương lai.

Khi nào nên niềng răng cho trẻ



Giai đoạn răng sữa

 Răng sữa của trẻ chỉ tồn tại trong khoảng 6 năm đầu đời của trẻ nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng. Không chỉ giữ chức năng ăn nhai và tập cho trẻ phát âm mà nó còn giữ vai trò đặc biệt là phát triển xương hàm của trẻ, giữ vị trí và giúp răng trưởng thành mọc lên đều đặn. Nếu răng sữa bị mất sớm sẽ gây ra tình trạng răng trưởng thành mọc lên có thể sẽ bị lệch lạc, mọc ngầm, chen chúc do các răng khác di chuyển vào khoảng trống của các răng đã mất.


Giai đoạn răng hỗn hợp

Đây là giai đoạn răng sữa của trẻ dần được thay thế bằng răng trưởng thành, quá trình này thường bắt đầu khi trẻ bước vào tuổi thứ 6 và kết thúc khi trẻ 12 hay 13 tuổi. Niềng răng trong giai đoạn này giúp điều chỉnh những sai lệch của răng khi mới mọc lên và sắp xếp lại chỗ để răng trưởng thành mọc lên đúng vị trí. Giai đoạn này xương hàm của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển nên việc kéo răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn so với lúc xương hàm của trẻ đã phát triển ổn định.

Giai đoạn răng trưởng thành


Giai đoạn này bắt đầu được tính khi răng sữa của trẻ đã được thay thế hoàn toàn bằng răng trưởng thành, thường bắt đầu khi trẻ được 13 tuổi và kết thúc khi trẻ được 18 tuổi. Đây là khoảng thời gian xương hàm của trẻ phát triển nhanh nhất, chính vì thế những vấn đề về xương hàm, răng như: hô, móm, răng mọc lệch lạc, chen chúc… sẽ được biểu hiện rất rõ. Lúc này quá trình chỉnh nha sẽ tác động sâu đến cung hàm của trẻ để điều chỉnh cho răng của trẻ phù hợp hơn với khuôn mặt.

Có nhiều trường hợp xương hàm phát triển không tương quan với sự phát triển của răng, có thể xương hàm phát triển quá nhanh tạo ra tình trạng hô, móm mà răng vĩnh viễn vẫn chưa thay xong. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần theo dõi sát quá trình mọc và thay răng của trẻ để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Tại sao nên niềng răng cho trẻ em?

Kết quả điều trị cao hơn: Xương hàm của trẻ đang trong quá trình phát triển, việc di chuyển răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn và hiệu quả đạt được cũng sẽ cao hơn.

Điều chỉnh được những sai lệch của răng: Việc chỉnh nha sớm sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề về răng miệng để không ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ của cả khuôn mặt, giúp dễ dàng hơn trong việc vệ sinh răng miệng ngăn ngừa được bệnh lý.

Quá trình điều trị ít gây đau đớn: Niềng răng sớm cho trẻ sẽ hạn chế tối đa được cảm giác đau đớn và khó chị khi đeo mắc cài. Hơn thế, quá trình chỉnh nha giúp xương hàm của trẻ phát triển một cách bình thường mà không cần thêm bất kỳ sự can thiệp nào.


Giúp đơn giản hóa giai đoạn chỉnh nha toàn diện sau này: Đối với những trường hợp sai lệch nặng cả răng và xương hàm, nếu không được chỉnh nha ngay từ sớm khi lớn lên cung hàm đã phát triển ổn định thì rất khó để điều trị và hiệu quả đạt được cũng sẽ không cao.

Răng nhiễm FLUOR và các biện pháp phòng tránh

4/18/2017 09:32:00 SA Add Comment

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu của men răng là apatit, chiếm đến 96%. Fluor là nguyên tố không mùi vị, có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan trong acid nên phòng được sâu răng.


>>Thời điểm niềng răng cho trẻ là khi nào
>>giá niềng răng cho trẻ em

FLUOR VÀ MEN RĂNG

Trong thiên nhiên, Fluor luôn ở trạng thái kết hợp với một chất khác như calci, phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Ở dạng thực phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, bắp...), trong xương răng của con người và động vật. Fluor có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng, làm răng cứng chắc hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor



Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor qua nước uống, sữa, muối, viên Fluor... thì Fluor sẽ ngấm vào men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm vào men răng cho đến 12-15 tuổi.

RĂNG NHIỄM FLUOR VÀ NGUYÊN NHÂN

Răng nhiễm fluor là sự thay đổi hình thái của men răng do sử dụng quá nhiều Fluor trong một thời gian dài khi các răng đang được hình thành và phát triển dưới nướu. Như vậy chỉ có trẻ em dưới 8 tuổi có thể có răng nhiễm fluor do các răng này đang phát triển dưới nướu. Sau khi răng mọc qua nướu và xuất hiện trong miệng thì răng sẽ không có khả năng bị nhiễm fluor nữa. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phụ thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng.

CÁC DẠNG RĂNG NHIỄM FLUOR

Răng nhiễm Fluor rất nhẹ và nhẹ sẽ có rải rác những đốm trắng như tuyết. Những thay đổi này hầu như không đáng kể và rất khó nhìn thấy, phát hiện tình cờ khi được các bác sĩ khám răng. Nhiễm Fluor mức độ trung bình có đốm trắng lớn và nặng khi bề mặt răng rỗ, thô ráp.

CÁC NGUỒN CUNG CẤP FLUOR CÓ THỂ DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM FLUOR

Kem đánh răng (nếu nuốt phải).
Uống nước sinh hoạt có chứa fluor.
Đồ uống và thực phẩm chế biến với nước có chứa fluor.
Bổ sung chế độ ăn uống theo toa có chứa fluoride (vô tình nuốt nhiều lần nước súc miệng với Fluor theo chương trình nha học đường).


CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Trẻ dưới 6 tuổi thường kiểm soát kém phản xạ nuốt và thường xuyên nuốt kem đánh răng.Trẻ em vô tình nuốt kem đánh răng và sử dụng không phù hợp của sản phẩm nha khoa khác có chứa fluor có thể dẫn đến lượng lớn hơn so với mong muốn. Vì lý do này, các bậc phụ huynh nên giám sát việc sử dụng kem đánh răng có fluor cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không sử dụng kem đánh răng có fluor trừ khi được các bác sĩ tư vấn. Cha mẹ nên làm sạch răng của con mình ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện bằng cách đánh răng mà không có kem đánh răng với bàn chải lông mịn nhỏ và nước sinh hoạt.

Đối với trẻ từ 2-6 tuổi, dùng một lượng kem đánh răng có Fluor với kích thước bằng hạt đậu để chải răng cho bé, khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra sau khi đánh.

Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng có fluor mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây nguy cơ nhiễm fluor cho răng nếu trẻ vô tình nuốt nước súc liên tục. Súc miệng với Fluor cần được hạn chế ở trẻ em, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều nguồn cung cấp Fluor khác trong sinh hoạt hằng ngày. Nước súc miệng chứa Fluor chỉ nên nhắm vào các cá nhân và các nhóm có nguy cơ bị sâu răng cao.

Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng

4/12/2017 10:49:00 SA Add Comment

Miệng chúng ta chứa đầy vi khuẩn. Hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau sống trên răng, lợi, lưỡi và các nơi khác trong miệng. Một số vi khuẩn có ích, nhưng một số khác có thể có hại như các vi khuẩn có vai trò trong quá trình sâu răng. Sâu răng là kết quả của sự nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn dùng đường trên răng để tạo ra acid. Theo thời gian, các acid này tạo thành lỗ trên răng và gây sâu răng.



Có lẽ bạn đã biết rằng sâu răng là lỗ trên răng. Nhưng bạn có biết răng sâu là hậu quả của quá trình răng bị sâu xảy ra trong thời gian dài? Bạn có biết bạn có thể làm gián đoạn hoặc làm đảo ngược quá trình này để tránh sâu răng ? Bài viết này giải thích quá trình sâu răng bắt đầu ra sao và bằng cách nào có thể chặn đứng hay đảo ngược quá trình này để giữ cho con em bạn không bị sâu răng. Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng.



Cách đảo ngược quá trình và phòng tránh sâu răng

Trong miệng chúng ta có gì ?


Điều gì xảy ra trong miệng chúng ta suốt ngày ?

Suốt ngày một cuộc thi kéo co xảy ra trong miệng chúng ta. Một phe là cao răng, một màng mỏng chứa vi khuẩn không màu và dính , cùng với các loại thức ăn và thức uống chứa đường hay tinh bột (như sữa, bánh mì, bánh quy, kẹo, soda, nước trái cây và nhiều thứ khác). Khi chúng ta ăn hay uống những thứ có đường hay tinh bột, vi khuẩn sẽ dùng những chất này để tạo acid. 

Các acid này bắt đầu ăn mòn bề mặt cứng của răng, hay men răng. Phe kia là các khoáng chất trong nước bọt của chúng ta, (như calcium và phosphate) cộng với fluor từ kem đánh răng, nước và các nguồn khác. Phe này giúp men răng tự phục hồi bằng cách thay thế các khoáng chất bị mất trong “cuộc tấn công” của acid. Răng của chúng ta trải qua quá trình mất khoáng chất và lấy lại khoáng chất suốt ngày.

Lỗ răng sâu phát triển như thế nào ?

Khi răng tiếp xúc với acid thường xuyên, chẳng hạn, nếu bạn thường ăn uống , với những thức ăn, nước uống có chứa đường và tinh bột , các chu kỳ của những cuộc tấn công của acid khiến men răng tiếp tục bị mất khoáng chất. Một chấm trắng có thể xuất hiện khi khoáng chất bị mất. Đây là dấu hiệu của chớm sâu răng. Sâu răng có thể được ngăn chặn hoặc đảo ngược ở thời điểm này. Men răng có thể tự phục hồi bằng cách dùng các khoáng chất từ nước bọt, và fluor từ kem đánh răng và các nguồn khác.

Tuy nhiên quá trình sâu răng vẫn tiếp tục, thêm nhiều khoáng chất bị mất. Qua thời gian, men răng bị yếu đi và bị phá hủy, tạo thành lỗ trên răng. Một lỗ sâu răng là sự hư hại mà nha sĩ phải chữa bằng cách trám lỗ sâu.

Hiện tượng vàng răng sữa ở trẻ

4/11/2017 10:03:00 SA Add Comment

Ngoài ra, những chấn thương răng, lợi, trẻ bú bình hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flo, trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ bị sâu răng, viêm nướu, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin cũng gây ra hiện tượng răng ngả màu ở trẻ.


>>rang ham cua be co thay khong
>>Chữa tủy răng ở trẻ

Nguyên nhân gây vàng răng sữa ở trẻ

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên, trong đó phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng.

Men răng yếu (sinh ngà bất toàn hay thiểu sản men) làm cho men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ.



Biện pháp khắc phục

Để khắc phục răng sữa ngả màu, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, chải răng đúng cách, chải răng ngay sau khi ăn, không tự ý mua tetracyclin cho trẻ uống.



Thường thì bạn có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách đánh răng với một ít kem đánh răng dành cho người lớn hoặc một ít baking soda (bột nở) và nước. Nếu không có tác dụng, nha sĩ của bạn có thể loại bỏ các vết bẩn với các phương pháp chuyên nghiệp. Những vết bẩn không nhất thiết là dấu hiệu của sâu răng, nhưng việc tích tụ mảng bám trên răng có thể gây ra các bệnh về lợi.

Phòng răng sữa trẻ bị vàng


Chế độ ăn uống

Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,... để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.

Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, cá, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: Cá, cua, nghêu, sò...

Cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày. Nếu trẻ chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ... thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của trẻ cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Để tránh tạo ra chất acid làm hại men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:


Dùng bàn chải nhỏ (loại dành cho trẻ em), lông mềm và kem đánh răng không cay dùng cho trẻ con, tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lúc đầu trẻ có thể không chịu, nhưng cứ kiên nhẫn, trẻ sẽ quen dần.

Trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng.

Phải tập cho bé có thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Chính thói quen tốt này sẽ giúp bé giữ gìn cả răng sữa lẫn răng trưởng thành sau này.

Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc trong giai đoạn này, đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, không sử dụng quá nhiều flo.

Cho trẻ uống bổ sung sắt dạng sirô thì nên sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng.

Đối với những trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.