Hiển thị các bài đăng có nhãn sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Phòng tránh sâu răng cho trẻ trong ngày tết

3/20/2017 08:53:00 SA Add Comment

Sự phong phú của các loại kẹo, bánh ngày Tết luôn luôn gây hấp dẫn các bé. Nhưng đằng sau sự ngọt ngào ấy lại tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho răng.


Sâu răng là sự huỷ hoại dần dần các mô cấu tạo răng do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ các răng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển.


Với những bé đang còn răng sữa càng phải đề phòng sâu răng vì răng sữa rất dễ bị sâu tấn công do có cấu tạo kém bền vững, lớp men răng, ngà răng tương đối mỏng, độ canxi hoá thấp. Tuỷ của răng sữa to hơn tuỷ răng vĩnh viễn cũng làm cho răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì lỗ sâu đã lan tới tận tuỷ răng.

Nếu bé bị sâu răng trong thời kỳ răng sữa, sẽ có thể có biến chứng như: viêm tủy răng, gây áp xe xương răng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và các loại thức uống có gas

Ai cũng biết ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt là không tốt, gây ảnh hưởng tới men răng, đặc biệt là đối với các bé vì hệ thống răng còn non yếu, do đó các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt này, đặc biệt là các loại kẹo dính, các loại kẹo nhiều màu sắc vì chứa nhiều phẩm màu độc hại và dễ bám vào các kẽ răng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.


Ngoài ra, ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ uống các loại thức uống có gas vì nó sẽ bào mòn men răng của trẻ. Thay vào đó, có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước trái cây tươi, như thế vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể của bé.


Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, tốt nhất là 30 phút sau khi ăn để tránh tổn thương cho răng. Một điều rất quan trọng là hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, chú ý chải răng theo chiều dọc của răng mới có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa.

Nên khám răng thường xuyên cho trẻ để có thể phát hiện sớm những hư tổn răng ở trẻ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn và đồng thời tránh gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Giải pháp điều trị sâu răng hàn trám răng sâu cho trẻ em

3/16/2017 11:48:00 SA Add Comment
Giải pháp điều trị sâu răng hàn trám răng sâu cho trẻ em

Hiện nay, đối với trường hợp răng của trẻ bị sâu thì cách điều trị tốt nhất chính là hàn trám răng sâu cho trẻ em. Phương pháp này sẽ giúp trẻ ngăn chặn sự phát triển của vết sâu một cách hiệu quả nhất, đảm bảo răng luôn được bảo vệ an toàn khỏi vi khuẩn và những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Sau khi trám bít lỗ sâu, hình dáng và chức năng ăn nhai của răng sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Nếu trẻ bị sâu răng nhưng không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn, dẫn đến tình trạng răng đau nhức kéo dài, viêm lợi, viêm tủy, hoại tử tủy, áp xe chân răng, thậm chí là mất răng… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Do đó, điều trị răng sâu cho trẻ là việc làm rất cần thiết, cần được thực hiện càng sớm cần tốt.

Khi trẻ bị sâu răng hàm
Trám răng cho bé

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành nạo vét và làm sạch lỗ sâu bằng những dụng cu chuyên dụng, đảm bảo không xâm phận đến các mô răng còn khỏe mạnh. Trước khi loại bỏ phần răng bị hư hỏng, trẻ sẽ được tiêm thuốc tê vào vị trí chiếc răng cần điều trị. Điều này giúp trẻ không cảm thấy khó chịu hay đau nhức trong suốt quá trình hàn trám răng.

Bác sĩ cách ly chiếc răng sâu của trẻ ra khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đế cao su. Sau đó, xứ lý bề mặt răng bằng dung dịch Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel để làm tăng độ bám dính của vật liệu trám bít, đây là một bước rất quan trọng trong quy trình hàn trám răng sâu cho trẻ em.

Quy trình hàn trám răng sâu cho trẻ em cũng được thực hiện tương tự như người lớn, tuy nhiên thời gian có thể kéo dài hơn một chút. Trước khi tiến hành trám bít lỗ sâu, trẻ được thăm khám tổng quát để xác định tình trạng sâu răng như thế nào, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim x-quang để xem xét vết sâu có làn vào tủy không, có gây ảnh hưởng đến xương hàm hay không.

Với dụng cụ chuyên dụng, chất trám được đổ đầy vào lỗ sâu hoặc đặt lên phần răng bị hư hỏng đã làm sạch. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình chính xác và chiếu ánh sáng laser để làm đông cứng chất trám bằng phản ứng quang trùng hợp. Cuối cùng, tháo bỏ phần đế cao su, trẻ sẽ được kiểm tra khớp cắn, nhằm điều chỉnh giúp cho trẻ có cảm giác ăn nhai thoải mái, không bị cộm cấn hay khó chịu.


Vật liệu hàn trám được làm đông cứng bằng ánh sáng laser.
Lưu ý quan trọng sau khi hàn trám răng sâu cho trẻ em?

Sau khi hàm trám răng sâu cho trẻ em, để vết trám có tuổi thọ cao, không bị bong trước khi ăn nhai, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, mịn, dễ nhai, không bám dính, ít tinh bột và ít đường… Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng. Vì chúng sẽ khiến chất trám sẽ bong sút, gãy vỡ.
Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, ít đường, ít tinh bột… sau khi hàn trám răng.

Sau khi mới trám răng xong, cha mẹ không nên cho trẻ va chạm hay tác động lực mạnh vào chiếc răng mới trám. Bởi vì, điều này sẽ khiến miếng trám dễ bị lệch khỏi vị trí.

Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ ngày, hướng dẫn cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng đúng cách.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đau nhức, cộm cấn, khó chịu, sưng tấy hay bong sút thì cha mẹ cần đưa trẻ đi tái khám ngay, lúc này bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ của Nha khoa KIM về vấn đềhàn trám răng sâu cho trẻ em, các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho con trẻ tốt hơn rồi phải không nào. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa KIM, nếu bạn vẫn còn vấn đề về răng hàm mặt cần được tư vấn.

Giải đáp: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

3/08/2017 03:14:00 CH Add Comment
Giải đáp: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Trẻ em là tín đồ của các loại bánh kẹo ngọt, khi có điều kiện, các bé sẽ ăn rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị sâu răng nhiều hơn. vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Đây là câu hỏi của nhiều phụ huynh khi phát hiện con mình bị sâu răng. Thật ra, bánh kẹo không phải là tác nhân duy nhất gây nên sâu răng ở trẻ em, còn có các nhân tố khác như vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng và thời gian để sâu răng hình thành.



Trong bánh, kẹo ngọt chứa nhiều loại đường ngoại sinh như saccarose (loại đường chủ yếu gây sâu răng), fructose, maltose, glucose,… Khi các loại đường này vào khoang miệng mà không được vệ sinh răng miệng kỹ sẽ bám vào bề mặt răng, các kẻ hở của răng. Tại đây, các vi khuẩn sâu răng tiếp xúc và chuyển hóa chúng thành acid bám trên răng, theo thời gian hình thành nên các lỗ sâu.

Răng sữa ở trẻ thường có lớp men răng mỏng, nếu gặp acid gây sâu răng do vi khuẩn chuyển hóa thành rất dễ tạo thành lỗ sâu. Thời gian hình thành và phát triển của sâu răng ở trẻ em cũng nhanh hơn so với ở người trưởng thành. Trẻ lại có thói quen ăn đồ ngọt, uống nước có gas nhiều nên sâu răng thường hình thành và phát triển rất nhanh.

Trẻ rất ít khi vệ sinh răng miệng đúng cách, đủ các lần cần thiết, đặc biệt sau khi ăn bánh kẹo ngọt lại càng không đánh răng, súc miệng kỹ. Các bậc phụ huynh thường xuyên nhắc nhở nhưng lại không theo dõi việc đánh răng của trẻ. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sâu răng có thể tiếp xúc với chất ngọt còn sót lại trong khoang miệng để tạo thành sâu răng.


Vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên sẽ khiến sâu răng hình thành và phát triển nhanh hơn.

Những lí do trên chính là nguyên nhân vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng. Ngoài ra, việc cha mẹ thường ít để ý đến vấn đề ăn bánh kẹo ngọt cũng như vệ sinh răng miệng của trẻ cũng khiến trẻ dễ bị sâu răng, tình trạng đôi khi còn trầm trọng hơn nếu không kịp thời chữa trị.

Một số cách hạn chế việc vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng:

Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng, theo dõi thường xuyên việc trẻ đánh răng hàng ngày.

Đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ tại các nha khoa có uy tín.

Bổ sung đủ các chất cần thiết cho trẻ thông qua ăn uống và hạn chế để trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt.

Nếu phát hiện trẻ bị sâu răng, nên đưa đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ sẽ hạn chế được bệnh sâu răng nếu các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến răng miệng và theo dõi tình hình ăn uống của trẻ. Hy vọng với giải đáp phía trên, bạn Lương Nhi đã có câu trả lời cho câu hỏi “vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng” của mình. Nếu còn vấn đề hay thắc mắc gì, bạn hãy gọi ngay đến hotline 19006899 để được tư vấn thêm nhé!

www.google.mv/url?q=http://dieutrirangsau.com/