Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Phòng bệnh viêm chân răng như thế nào ?

9/05/2017 12:15:00 CH Add Comment

Viêm chân răng là căn bệnh phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để viêm chân răng trở thành nỗi ám ảnh thường trực của bạn.


Viêm chân răng là tình trạng sưng tấy ở vùng xung quanh lợi chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Do vậy, cách đề phòng tốt nhất đối với bệnh viêm chân răng là ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Sau đây xin gửi tới bạn đọc những phương pháp phòng ngừa viêm chân răng hiệu quả nhất.

Xem thêm

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Những mảng bám trên răng chứa những loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm chân răng. Khi răng miệng không được căm sóc thường xuyên, những thức ăn còn sót lại trên răng lâu ngày sẽ là nơi trú ẩn của những loại vi khuẩn như Streptococcus Mutans, chúng sẽ chuyển hóa các chất trong miệng thành các loại axit bào mòn lớp men răng. Dần đần, vi khuẩn sẽ xâm nhập được vào sâu bên trong răng, gây tổn thương tủy răng, chấm dứt nguồn cung cấp cho răng làm mất chức năng của răng.


Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ rất quan trọng đối với mọi người. Việc này góp phần loại bỏ mảng bám còn sót lại trên răng sau khi ăn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Đánh răng một ngày ít nhất 2 lần tốt nhất là sau mỗi bữa ăn chính.

Ngoài việc chải răng thường xuyên, bạn cũng nên cần chú ý tới việc đánh răng làm sao cho đúng cách. Đầu tiên ta chải sạch mặt ngoài của răng trên trước, sau đó là mặt ngoài của răng dưới. Tiếp đến ta chải mặt trong của răng trên, rồi lại đến răng dưới. Cuối cùng là chải sạch mặt nhai. Một động tác cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng mà đa số mọi người đều quên, đó là chải sạch bề mặt của lưỡi nhằm hạn chế vi khuẩn tồn tại trong miệng tới mức thấp nhất và khiến hơi thở thơm tho.

Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để làm sạch các kẽ răng sau khi sử dụng đồ ăn. Tăm khiến cho các kẽ răng ngày càng rộng ra, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến chảy máu lợi, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng lợi. Chỉ nha khoa thay thế cho tăm sẽ loại bỏ được mảng bám ngay cả ở những kẽ răng nhỏ nhất, hạn chế nướu không bị tổn thương.
Chế độ ăn uống hợp lý

Những thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột là cơ hội để cho vi khuẩn tấn công vào răng, lợi. Các chất đường, tinh bột sẽ bị vi khuẩn trong miệng chuyển hóa thành axit bào mòn men răng. Vi khuẩn sau đó sẽ lan ra những vùng xung quanh, xuống dưới chân răng gây ra tình trạng viêm nhiễm.


Cần hạn chế ăn những đồ ngọt, và đồ có chất dính để hạn chế sự hình thành mảng bám trên răng. Cách tốt nhất là nên súc miệng thật sạch sau khi ăn để loại bỏ được những thức ăn thừa còn sót lại.

Bổ sung những thực phẩm có chứa các loại vitamin C, D,… Đây đều là những vitamin có tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật, vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

Làm gì để răng không còn ê buốt

8/21/2017 01:39:00 CH Add Comment

Nhiều người quan niệm rằng ê buốt răng là kết quả tất yếu của việc ăn nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc nhai các thức ăn cứng. Họ cố gắng chịu đựng những cơn ê buốt, thậm chí hy sinh sở thích ẩm thực của mình và gạt bỏ nhiều loại thực phẩm, trái cây và đồ uống ưa thích. 


Thực phẩm không có lỗi, chúng chỉ là tác nhân kích hoạt, giúp phản ánh tình trạng thật của răng. Để răng thôi không còn ê buốt nữa là cả một quá trình dài điều trị kiên trì. Không thể một hai ngày là có thể hết hẳn được.

Xem thêm
https://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-nha-o-dau/

Răng thôi không còn ê buốt

Răng của chúng ta được bao bọc bởi hai vệ sỹ chính là men răng và nướu, giúp bảo vệ răng khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi men răng bị mòn hoặc lợi bị tụt do các nguyên nhân: chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng, viêm nha chu, viêm nướu, bị thoái hóa do tuổi tác… làm lộ ra các ống ngà răng li ti, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn và kết quả là các cơn ê buốt dai dẳng. 



Theo thống kê, hiện nay có đến 30 – 40% người dân thành thị bị ê buốt răng, chứng tỏ đây là triệu chứng dễ gặp nhưng chưa được quan tâm chữa trị đúng mức.

Nhiều người chọn biện pháp né tránh vệ sinh răng miệng, vừa kém hiệu quả vừa gây ra các chứng bệnh về răng như: sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu và hôi miệng. Trên thực tế, ê buốt răng không phải là một hiện tượng không có cách chữa trị như nhiều người vẫn nghĩ. Ê buốt răng là một loại triệu chứng thường gặp, khó nhưng vẫn có biện pháp chữa trị nếu chúng ta hiểu được nguyên nhân từ gốc của triệu chứng này.


Các biện pháp giúp xoa dịu tình trạng ê buốt răng đơn giản nhất bao gồm: chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá chua. Tuy nhiên, đây chỉ là các “giải pháp tình thế” nhất thời giúp giảm các cơn đau nghiêm trọng nhưng không chấm dứt được vấn đề một cách toàn diện.

Không những thế, sự kiêng cữ này cũng làm cho cuộc sống kém vui khi chúng ta phải gạt niềm đam mê ẩm thực sang một bên. Hiệu quả hơn, trong các nha khoa cũng có các phương pháp điều trị riêng giúp giải quyết vấn đề ê buốt. 

Điều trị các loại áp xe răng triệt để

7/12/2017 09:31:00 SA Add Comment

Áp xe chóp răng hay còn gọi là áp xe ổ răng. Nguyên nhân hình thành áp xe quanh cuống là do tủy chết hoặc tủy hại tử. Khi áp xe mới sưng nên súc miệng nước ấm, đắp gạt ấm, dùng thuốc kháng sinh.


Sau khi áp xe đã hình thành, phải rạch dẫn lưu áp xe lấy sạch mủ. Trường hợp không thể rạch được qua xương hoặc răng không thể bảo tồn được thì cần chỉ định nhổ răng để dẫn lưu mủ đang khu trú trong ổ răng. http://chamsocrangtreem.vn/phong-kham-rang-mieng-tre-em/

Điều trị áp xe tổ chức quanh răng (nướu răng)



Để giảm đau và điều trị cần phải rạch dẫn lưu làm sạch mủ, vi khuẩn trong ổ răng. Nếu xương răng còn chắc chắn và ổ răng còn bình thường thì còn có thể bảo tồn được răng. Nhưng nếu chân răng đã bọc lộ 1/3 thì nên nhổ răng.

Điều trị áp xe quanh thân răng

Áp xe quanh thân răng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Răng khôn mọc dưới hàm bị lợi trùm gây ra áp xe quanh thân răng. Nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì tốt nhất nên nhổ bỏ và làm sạch. http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be/

Nếu răng khôn mọc thẳng và răng khôn cần giữ lại để làm cầu cho răng giả hoặc răng hàm lớn số 1 và 2 bị hư, thì sử dụng phương pháp điều trị cắt toàn bộ phần lợi trùm ra khỏi mặt nhai của răng. Sau đó giữ không cho lợi tiếp tục trùm răng nữa.


Ngoài ra, để điều trị được hiệu quả bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh để hỗtrợ. Nếu chỉ nhiễm trùng giới hạn ở khu vực áp xe, không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh. Nhưng trường hợp nhiễm trùng đã lan đến khu vực khác hoặc lan đến các răng bên cạnh, có thể phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lay lan của nhiễm trùng. Hoặc nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu thì cũng cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh để hỗ trợ ngăn sự tấn công vi khuẩn. http://chamsocrangtreem.vn/viem-tuy-rang-o-tre-em/

Áp xe răng không chỉ gây khổ sở cho người bệnh mà áp xe răng còn có thể biến chứng gây ra những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác và gây tử vong. Chính vì vậy mỗi người phải tự ý thức chăm sóc răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh răng miệng nói chung và áp xe răng nói riêng. 6 tháng tới nha sĩ kiểm tra răng miệng một lần để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh.