Hiển thị các bài đăng có nhãn ham-lech. Hiển thị tất cả bài đăng

Tìm hiểu về bệnh loạn năng khớp thái dương hàm

7/17/2017 02:30:00 CH Add Comment
Tìm hiểu về bệnh loạn năng khớp thái dương hàm

Loạn năng khớp thái dương hàm chỉ những rối loạn liên quan đến các cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Nhưng vỡ biểu hiện của căn bệnh này thường khụng rừ ràng, thoáng qua, thậm chí cứ người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm.

Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra nhưng khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể. Theo thống kê tại các nước phát triển cho thấy, khoảng 10% dân số mắc chứng bệnh loạn cơ thái dương hàm. Bệnh lý này ban đầu gây đau các cơ vận động hàm, sau đó gây tổn thương các khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hoá và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.

Loạn năng thái dương hàm là một bệnh lý rất hay gặp của bộ máy nhai, với các triệu chứng chính là đau cơ nhai, đau khớp hàm và há miệng lục cục. Tuy nhiên hiện nay khi đi khám để bệnh nhân dễ hiểu thì Bác sĩ hay chẩn đoán là viêm khớp hàm, tuy nhiên điều này lại thường làm cho bệnh nhân hiểu nhầm, nghĩ là đã viêm thì cần dùng thuốc kháng sinh, trong khi các loại thuốc kháng sinh chẳng có tác dụng gì trong điều trị bệnh này. https://phauthuathamhomom.com/5-uu-diem-vang-cua-phau-thuat-ham-ho/

Theo một nghiên cứu của Lipton (1993) thì 12,1% dân Mỹ trưởng thành có đau do LNBMN. Theo một nghiên cứu cắt ngang tình trạng LNBMN trên dân Mỹ của hiệp hội LNBMN Mỹ cho thấy 75% dân Mỹ có dấu hiệu LNBMN, trong đó 33% có triệu chứng của LNBMN và 5 - 7% cần được điều trị.
Tìm hiểu về bệnh loạn năng khớp thái dương hàm
Tìm hiểu về bệnh loạn năng khớp thái dương hàm

Nghiên cứu ở việt nam cho thấy khoảng 20% dân việt nam có biểu hiện bệnh lý này, bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 15-45 tuổi

Loạn năng bộ máy nhai có thể tác động lên khớp thái dương hàm, ban đầu làm nhuyễn sụn khớp, sau đó là thoái hóa và có thể đi đến dính khớp. Nếu không được điều trị thì dẫn đến hư khớp, tiêu các đầu xương, gây xơ cứng khớp, làm hạn chế vận động hàm một phần hay toàn bộ. Ngoài ra LNBMN còn thường kèm theo những tổn thương ở răng, co thắt cơ nhai gây đau và những rối loạn của cơ quan lân cận.

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh lý này là các yếu tố tại chỗ như khớp cắn răng lệch lạc, tư thế làm việc của người bệnh không tốt, chấn thương xương hàm. hoặc các yếu tố tâm lý, toàn thân như rối loạn nội tiết, thiếu magie... https://phauthuathamhomom.com/ham-ho-la-gi-giai-phap-khac-phuc-ham-ho-hieu-qua/

Ngoài ra khoảng 20% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Nếu không được phát hiện loại bỏ nguyên nhân sớm thì ban đầu bệnh nhân sẽ có cảm giác ăn nhai mỏi, dần dần dẫn đến đau nhức các cơ nhai vùng mặt, đau khớp, há miệng lục cục, các răng mòn quá mức bình thường, hoặc đôi khi có cảm giác đau đầu, đau cổ. Chóng mặt ù tai, nghe kém mà khám tai mũi họng hoàn toàn bình thường.

Dấu hiệu đau rất dễ nhầm với các bệnh lý khác đặc biệt là các bệnh lý tai mũi họng và của hệ thần kinh trung ương, vì vậy chẩn đoán xác định phải dựa vào khám tai mũi họng và các bệnh lý gây đau đầu khác để loại trừ. Tuy nhiên nếu như bệnh nhân có tiếng kêu ở khớp hàm kết hợp với đưa hàm bị lệch sang bên thì gần như là dấu hiệu chẩn đoán chính xác bệnh lý này.

Việc điều trị loạn năng KTDH chỉ được thực hiện khi có chẩn đoán chính xác, nếu là nguyên nhân là do răng lệch lạc thì phải chỉnh lại răng, nếu là do mất răng gây giảm hiệu xuất nhai thì phải làm lại hàm giả, nếu là do tư thế sai thì phải chỉnh sửa lại tư thế, nếu là do nguyên nhân toàn thân như rối loạn hóc môn hay thiếu các yếu tố vi lượng thì ta phải bổ xung. Tóm lại việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào người bác sĩ tìm ra được nguyên nhân hay không, chính vì vậy người bác sĩ khám điều trị bệnh lý này không phải chỉ cần am hiểu kiến thức răng hàm mặt mà còn cần đòi hỏi kiến thức tổng quát của nhiều chuyên nghành khác nữa. https://phauthuathamhomom.com/nhu-the-nao-moi-phai-phau-thuat-ham-ho/

Để phũng bệnh loạn cơ thái dương hàm cần phải có cuộc sống điều hoà, làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
- Tránh suy nghĩ gây căng thẳng.
- Khi ăn nên tránh các thức ăn quá dai.
- Tăng cường tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.
- Cuối cùng cần chú ý đến những biểu hiện như: đau mỏi hàm, há miệng kêu lục cục hoặc không há miệng được ... để kịp thời đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.

Nguyên nhân hay gặp và chủ yếu của bệnh lý này là do các rối loạn về khớp cắn răng vì vậy nếu chúng ta giữ được hàm răng đều đặn cân đối thì sẽ tránh được bệnh lý này, như vậy chúng ta cần phải khám răng định kỳ, điều trị và hàn răng sớm tránh để hỏng răng quá nặng đến mức phải nhổ, và nếu có bị nhổ răng thì cần phải trồng lại răng càng sớm càng tốt.

Bệnh rối loạn về khớp thái dương hàm dưới xẩy ra phổ biến?

5/15/2017 11:20:00 SA Add Comment
Bệnh rối loạn về khớp thái dương hàm dưới xẩy ra phổ biến?

Phần lớn người bị bệnh chỉ mắc triệu chứng nhẹ thôi, nhưng đối với một thiểu số đáng kể thì bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi và hàm dưới bị giới hạn cử động đến mức nghiêm trọng. Các triệu chứng này có thể dẫn đến việc phải ăn kiêng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và sinh hoạt xã hội và gia đình bình thường.

Theo cuộc thăm dò ý kiến của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (tiếng Anh gọi tắt là NIH), hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ cho biết là họ mắc triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương (TMJ) vào bất cứ thời điểm nhất định nào. Trong những người cho biết bị triệu chứng TMJ thì số phụ nữ ở thời kỳ sanh sản nhiều hơn một chút so với số đàn ông. Trong số người đến xin điều trị thì tỷ lệ phụ nữ tăng lên nhiều hơn nữa, và đối với những ca nghiêm trọng hơn thì số bệnh nhân nữ vượt hẳn số bệnh nhân nam.
Bệnh rối loạn về khớp thái dương hàm dưới xẩy ra phổ biến?
Bệnh rối loạn về khớp thái dương hàm dưới xẩy ra phổ biến?

Các triệu chứng của bệnh Rối loạn khớp thái dương (TMJ) bao gồm: chứng đau ở má và gần lỗ tai, cứng hàm (không há hoặc ngậm miệng lại được), và hàm kêu rắc cắc lúc cử động. Chứng đau có thể xuất hiện từng hồi hay thường xuyên. Các triệu chứng đau khớp thái dương có thể sinh phát ở một hoặc cả hai bên mặt và có thể lan đến cơ thể.

Giống như tất cả các khớp khác, khớp TMJ và các mô xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi các dạng viêm khớp cũng như các chấn thương tự nhiên hay do tai nạn gây ra. Một số bệnh nhân dễ bị mắc bệnh TMJ hơn người khác, và hiện nay đang có một số cuộc nghiên cứu tìm hiểu xem điều này là vì các biến dị trong cơ cấu của khớp thái dương-hàm dưới hay vì đặc điểm riêng khác. Người ta cũng đang nghiên cứu về lý do vì sao phụ nữ chiếm đa số trong các ca TMJ nghiêm trọng.

Trước tiên bạn nên đi khám bác sĩ gia đình, và từ đó có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên thần kinh, bác sĩ chuyên trị bệnh thấp khớp, hoặc một bác sĩ chuyên khoa khác. Nếu còn thắc mắc, hãy hỏi ý kiến của một bác sĩ thứ hai. Việc mắc chứng hàm kêu rắc lúc cử động hay bị cứng hàm mà không đau đớn gì thì không nhất thiết có nghĩa là bạn đang hoặc sẽ bị bệnh rối loạn khớp thái dương TMJ.

Nếu bạn được giới thiệu đến chuyên viên nha khoa để được điều trị, Viện Nghiên cứu Răng miệng và Sọ – mặt Quốc gia đề nghị nên tránh bất cứ phương pháp điều trị nào xâm nhập các mô ở mặt, hàm hay khớp hoặc vĩnh viễn làm biến dạng hay đổi vị trí hàm và răng. Hãy nhớ là phần lớn các triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương TMJ sẽ tự hết theo thời gian.

Bất cứ chứng đau và/hoặc loạn chức năng khớp thái dương kéo dài nào thì nên được bác sĩ khám nghiệm để chẩn đoán đúng cách. Một điều quan trọng là phải xác định chắc chắn rằng những triệu chứng hàm đó không phải là dấu hiệu của bệnh bướu, bệnh thần kinh hay các tình trạng sức khỏe khác.

Nhai một bên hàm có hại không? Làm sao phòng tránh

3/01/2017 12:01:00 CH Add Comment
Nhai một bên hàm có hại không? Làm sao phòng tránh

Theo các bác sĩ, khi trẻ ăn nhai, cả hai bên hàm răng trên và dưới luôn luôn vận động đối xứng để nghiền nát thức ăn. Hoạt động nhai khi ăn giúp cho cơ hàm và răng của trẻ có thể phát triển hoàn thiện và cân đối. 


Trong nha khoa, nhai một bên hàm hay còn gọi nhai lệch, đây là tình trạng thường gặp ở những đối tượng đang gặp các vấn đề về răng miệng: một bên răng hàm bị mất, bị sâu răng hoặc gãy vỡ lớn, khoảng cách giữa các răng quá xa nhau… Do đó, người bệnh chỉ có thể nhai một bên hàm. Vậy, thói quen nhai một bên hàm có sao không?

Do đó, nhai một bên hàm là thói quen rất xấu của trẻ, về lâu dài không chỉ gây hại cho sức khỏe toàn thân mà còn khiến khuôn mặt của trẻ bị lệch, làm mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số tác hại thường gặp nếu trẻ có thói quen chỉ nha một bên hàm:

– Về cơ hàm: Nếu bé nhà chị có thói quen chỉ nhai một bên hàm khi ăn, lâu ngày sẽ khiến cho cơ quai hàm chỉ phát triển một bên, còn một bên hàm không được vận động sẽ teo lại. Điều này làm cho khuôn mặt của trẻ bị lệch lạc, mất đi tính cân đối và hài hòa. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị lệch cả sống mũi, gây mất thẩm mỹ.

– Về răng: Những chiếc răng nằm bên hàm được bé nhai nhiều sẽ phải làm việc nặng hơn, dẫn đến tình trạng mặt răng bị mài mòn nhiều và men răng nhanh hỏng, hàm răng không còn chắc chắn và khỏe mạnh. Do đó, rất dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm lợi, nha chu… Những chiếc răng ở bên hàm còn lại do ít được vận động nên tổ chức xung quanh răng rất mỏng và yếu, dễ bị tích tụ mảng bám gây sâu răng hoặc viêm tủy, hoại tử tủy.

– Về hệ thống tiêu hóa: Thức ăn chỉ được nghiên nát khi có sự phối hợp đồng bộ của cả 2 bên hàm. Vì vậy, thói quen nhai một bên hàm sẽ khiến thức ăn không được nhai kĩ trước khi đưa vào dạ dày. Điều này sẽ khiến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trở nên khó khăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ bị suy yếu nghiệm trọng, trẻ trở nên biến ăn và bị suy dinh dưỡng.

Chính vì thế, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính thẩm mỹ của khuôn mặt, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nhai một bên hàm. Cần tập cho trẻ cách nhai cả hai bên khi ăn uống. Nên nhớ, việc sửa đổi thói quen của trẻ không thể thực hiện trong thời gian ngắn, chị cần phải thật kiên kì tập nhai cho trẻ mỗi ngày, khi ăn nên là mẫu để trẻ hiểu và bắt chước. Hãy quan sát thật kĩ và nhắc nhở khi trẻ ăn nhai một bên.

Ngoài ra, khi phát hiện trẻ chỉ nhai một bên hàm, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu? Trong trường hợp trẻ mắc phải các bệnh lý răng miệng, cần đưa bé đến trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Hy vọng với những giải đáp của Nha khoa KIM về vấn đề nhai một bên hàm có sao không, chị đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình rồi. Nếu chị cần được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được xếp lịch hẹn trong thời gian sớm nhất.

www.google.com.ni/url?q=http://phauthuathamhomom.com/