Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

2 cách chỉnh răng hô hàm trên triệt để đã được kiểm chứng

3/28/2017 09:11:00 SA Add Comment

Răng hàm trên hô vẩu có thể được chữa trị bằng nhiều cách. Tuy nhiên, chỉ có 2 cách khả dĩ nhất có thể mang lại hiệu quả chỉnh răng hô hàm trên mà trong tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng, không bị giới hạn đó là niềng răng và phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.


>> phòng bệnh sâu răng phải làm sao
>> mất bao lâu để sâu răng phát triển

1. Niềng răng để chỉnh răng hô hàm trên

Phương pháp sử dụng các mắc cài để kéo chỉnh răng hô vẩu là cách chỉnh răng hô hàm trên chính thống nhất áp dụng cho tất cả các trường hơp hô do răng gây ra dù ở mức độ nào.

Bản chất của răng hô do răng là bởi sự mọc răng có những lệch lạc, bị sai thế, không song song với phương đứng.


Bản chất của niềng răng lại là sử dụng các mắc cài để làm răng di chuyển. Từ đó, răng sẽ được kéo lui vào trong với thế đúng, song song với phương thẳng đứng. Nhờ thế mà răng hết hô vẩu.

Tuy nhiên mức độ chỉnh răng hô hàm trên do răng tới đâu là do kỹ thuật áp dụng quyết định. Nếu kỹ thuật chỉnh nha hiện đại và có bác sỹ giỏi đảm trách thì mới có thể yên tâm khi điều trị.

2. Phẫu thuật chỉnh răng hô hàm trên

Phương pháp này áp dụng khi nguyên nhân gây ra răng hô vẩu là do sự phát triển và đưa ra quá mức của xương hàm trên so với xương hàm dưới và với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt.

Trong tình huống này niềng răng không mang lại hiệu quả mà chỉ có thể thực hiện phẫu thuật để tác động vào xương hàm. Hướng điều trị là giải phẫu hàm mặt để cắt bớt xương hàm trên và đẩy lùi vào trong hoặc kết hợp với dời hàm dưới ra ngoài sao cho hài hòa với nhau và với cả khuôn mặt.

Đây là trường hợp hô vẩu mà chỉ phẫu thuật mới tạo ra hiệu quả, tất cả những phương pháp khác đều không có tác dụng.

Vấn đề đáng nói là ở chỗ, phẫu thuật chỉnh hàm hô không không dễ thực hiện. Tại Nha Khoa KIM, chỉ những bác sỹ đã qua đào tạo chuyên sâu, tu nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình và có nhiều năm kinh nghiệm điều thành công thực tế mới được đảm đương điều trị chỉnh răng hô hàm trên bằng cách phẫu thuật cho bệnh nhân.


Bạn có thể kiểm chứng được điều này chỉ sau một lần đến Trung tâm Nha Khoa KIM và được trực tiếp bác sỹ chuyên sâu chỉnh nha và chỉnh hình hàm mặt tư vấn.

Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

3/27/2017 10:09:00 SA Add Comment

(Trích câu hỏi khách hàng) Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay được 12 tuổi, hàm trên của bé răng mọc không đồng đều, khấp khểnh, thụt vào thụt ra trông mất thẩm mỹ. Em có nghe mấy chị đồng nghiệp khuyên nên cho bé niềng răng ngay bây giờ. Nhưng em chưa yên tâm vì bé đang còn nhỏ, nên nhờ bác sĩ tư vấn giúp cho em độ tuổi thích hợp niềng răng trẻ em khi nào, bé nhà em giờ có thể niềng răng được chưa. Em cảm ơn nhiều. (Phương Loan, Bình Định)



Độ tuổi thích hợp niềng răng cho trẻ em

Khi trẻ có những dấu hiệu răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô móm… các bậc cha mẹ nên quan sát và chi bé đến gặp bác sĩ để kịp thời nắn chỉnh lại răng. Việc nắn chỉnh lại răng cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay cả khi trong giai đoạn răng sữa. Nếu chậm trễ hay bỏ qua thời điểm niềng răng cho trẻ em chỉ càng khiến tình trạng răng của trẻ trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ khi trưởng thành và kéo dài thời gian niềng răng hơn.


Niềng răng cho trẻ em được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn răng sữa (Từ lúc bắt đầu mọc răng sữa – 5 tuổi)

Nếu trong giai đoạn này trẻ không được nắn chỉnh răng phù hợp, kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn về sau.

Trong giai đoạn này, trẻ thường hay bị sâu răng và việc nhổ bỏ răng sữa sớm sẽ làm cho các răng còn lại có chiều hướng mọc lệch vào chỗ khoảng trống của chiếc răng đã mất, điều này làm cho các răng vĩnh viễn bên dưới xương hàm không đủ khoảng trống để mọc lên trên, điều này rất dễ gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn, ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ sau này.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ rất ít chỉ định niềng răng cho trẻ mà thường áp dụng các phương pháp điều chỉnh răng trẻ mọc đúng hướng.

- Giai đoạn răng hỗn hợp (Trẻ từ 6 – 12 tuổi)

Ở giai đoạn này, sự phát triển của răng ở trẻ đã dần được ổn định. Răng vĩnh viễn dần thay thế cho những chiếc răng sữa.

Việc niềng răng trong độ tuổi này giúp điều chỉnh sớm những lệch lạc của răng hiện tại và sắp xếp các khoảng trống phù hợp để các răng vĩnh viễn mọc theo đúng vị trí. Đây là giai đoạn, xương hàm của trẻ phát triển tương đối ổn định nên thích hợp cho việc chỉnh sửa những sai lệch như răng hô móm, răng mọc lệch, lộn xộn và giúp cho quá trình điều trị sau này trở nên đơn giản hơn.

- Giai đoạn răng vĩnh viễn (Trẻ từ 13 – 21 tuổi)

Giai đoạn răng vĩnh viễn hay còn gọi là giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này xương hàm sẽ phát triển rất nhanh, và các vấn đề về xương hàm như hô, móm, các vấn đề về răng như mọc lệch, chen chúc, hô, móm,… sẽ biểu hiện rõ ràng nhất. Việc chỉnh nha niềng răng ở giai đoạn này bác sĩ thường dựa vào sự phát triển trên tổng thể khuôn mặt và hàm răng của trẻ để lên kế hoạch nắn chỉnh răng phù hợp nhất với khuôn mặt của trẻ.

Việc nắn chỉnh răng cho bé đúng thời điểm tại một địa chỉ nha khoa uy tín chính là giải pháp giúp bé luôn có hàm răng đều đẹp vĩnh viễn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về việc niềng răng cho trẻ em hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Bệnh u răng là gì ?

3/24/2017 03:02:00 CH Add Comment

Là một u nang, trong có chứa một cái răng phát sinh từ mảnh biểu bì Mlassez còn lại trong xoang hàm. U răng có thể gặp ở xương hàm trên ăn lấn vào trong xoang hàm.


>>răng bị sâu đen

>>bé bị sâu răng sữa
>>cách trị sâu răng dân gian


U răng là gì?

U răng là một bệnh không hiếm gặp, nhưng điều đáng quan tâm là nhiều người gần như chưa biết về bệnh và sự nguy hiểm của bệnh. Sâu răng, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng rất dễ dẫn đến u răng. Bệnh có thể gây rụng răng hàng loạt kể cả khi chạm nhẹ, nếu nặng có thể làm biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt, nói.




Nguyên nhân gây ra u răng

Nguyên nhân chính gây ra u răng là do việc vệ sinh răng miệng kém.

U răng xuất hiện là do có một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.

U răng nếu không được lấy ra thì càng ngày càng lớn. Bên trong nang ngoài mầm răng không hoàn chỉnh còn chứa chủ yếu là dịch và có thể có một số chất khác. U càng lớn, sự hủy xương càng nhiều thì xương hàm càng bị bọng bên trong, tạo thành một hốc lớn chỉ chứa nước là chủ yếu chứ không còn xương. Lâu dần, xương mỏng dần, trở nên dễ gãy. Hơn nữa khi nang lớn, đụng tới nhiều cấu trúc quan trọng trong xương hàm càng nguy hiểm, lấy ra cũng có thể không lấy hết được, dễ tái phát.

U răng có thể là kết quả của việc điều trị không đúng cách đối với các nhiễm khuẩn răng, chấn thương răng, sâu răng. U răng xuất hiện là do một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.

U răng có 3 loại

U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm…

U nang thân răng: bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.

U men dạng nang: là hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở… Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp
Dấu hiệu nhận biết u răng

Khởi phát từ bao giờ không được biết đến vì không gây ra triệu chứng gì. Đối với u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Đổi màu răng là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhưng thường dễ bị bỏ qua và chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh nặng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt… thì mới được người bệnh chú ý và đi khám. U nang thân răng lại bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện. U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u.
Phòng ngừa bệnh u răng

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.

Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Cần đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh u răng

Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, bảo toàn được răng. Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói…

Bác sĩ khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm… mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.