Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Sai lầm về việc đánh răng trước khi ăn sáng

4/08/2017 03:07:00 CH Add Comment

Theo các khuyến cáo từ nha sĩ thì nên đánh răng 3 lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, theo thói quen, người Việt Nam chúng ta thường sẽ đánh răng theo thứ tự “trước”, trước khi ăn sáng, trước khi đi ngủ... Nhưng sự thật là, nên đánh răng sau khi ăn sáng, sau khi ăn trưa và chỉ trước khi đi ngủ thôi. Hãy cùng xem lý giải vì sao trình tự lại như thế nhé.



>>bệnh chảy máu răng trẻ em
>>hàn răng sữa cho bé
>>cách nhổ răng trẻ em


Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong quá trình ngủ khoang miệng sản sinh và phát triển cân bằng nhiều vi khuẩn có lợi. Hơn nữa , đánh răng trước khi ăn sáng sẽ không chỉ làm mất đi vi khuẩn có lợi mà còn không đẩy được các mảng bám mới của thức ăn sáng trên răng.

Thời điểm thích hợp được các nha sĩ khuyến cáo đánh răng vào buổi sáng là khoảng 20-30 phút sau khi ăn sáng, đó là thời gian lí tưởng để tuyến nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit, giúp cân bằng độ kiềm hợp lí ở khoang miệng.




Nếu ngại về vấn đề dịch, và mùi hôi trong miệng sau khi ngủ dậy, bạn hoàn toàn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng rồi mới tiến hành thưởng thức bữa ăn sáng. Và sau đó là chải răng sạch sẽ để bắt đầu ngày mới với hơi thở thơm tho, tự tin hơn.


Bên cạnh đó, việc chọn bàn chải và đánh răng đúng cách cũng giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ răng miệng. Các bệnh về viêm nướu và sâu răng là do sự hình thành của mảng bám không được chải sạch gây nên. Ta cần chọn bàn chải lông mềm, có thể dùng bàn chải trẻ em, các sợi lông mềm sẽ dễ dàng luồn vào các kẽ để lấy vụn thức ăn ra. Thời gian chải răng lí tưởng là 2 phút, không nên đánh lâu hơn sẽ làm mài mòn men răng.

Và quan trọng nhất trong việc đánh răng mà đa số mọi người đều làm lơ chính là cạo sạch lưỡi, vì hơn 50% vi khuẩn ẩn náu ở bề mặt nhám của lưỡi. Có thể dùng đồ cạo lưỡi chuyên dụng hoặc dùng bàn chải để chà nhẹ vệ sinh lưỡi bạn nhé.

Đặc biệt, không nên đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn, vì các axit có trong thực phẩm sẽ làm mềm men răng, do đó nếu đánh răng ngay sau khi ăn dễ dàng làm tổn thương, suy yếu men răng. Hãy đợi 30 phút sau khi ăn hãy thực hiện chải răng. Hoặc nếu không có nhiều điều kiện chải răng, bạn hãy sục miệng thật sạch với nước lã, điều này cũng giúp đánh bay 70-80% mảng bám đấy.

Thời điểm chải răng quan trọng nhất trong ngày chính là “trước khi ngủ”. Vì sau 6-8 tiếng không súc miệng, không ăn uống… nên vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong khoang miệng. Do đó bắt buộc trước khi đi ngủ răng miệng phải sạch, để sáng hôm sau không cần đánh răng trước khi ăn sáng, chỉ cần súc miệng là được.

Hướng dẫn cách nhổ răng cho trẻ em tại nhà

4/06/2017 03:58:00 CH Add Comment

Về cách tự nhổ răng cho trẻ em, lưu ý đầu tiên và quan trọng cho bạn là chỉ nên nghĩ đến việc tự nhổ răng cho trẻ tại nhà với răng sữa. Tất cả những vấn đề về răng trưởng thành, bao gồm cả nhổ răng cũng nên nhờ bác sỹ. Ngay cả khi răng trưởng thành tự gãy cũng không vì thế mà chủ quan, bạn cần cho bé đi khám để biết tình trạng ổ răng sau khi răng gãy. Việc làm này có ý nghĩa về sau, khi bạn muốn ghép răng hay bọc răng mới cho bé.


>>Nho rang sua co anh huong gi khong
>>niềng răng cho trẻ em ở đâu
>>giá niềng răng cho trẻ em


Riêng với răng sữa, đây là những chiếc răng tạm để hỗ trợ ăn nhai cho trẻ, đến thời điểm nào đó chúng sẽ lần lượt rụng đi để răng trưởng thành mọc lên thay thế. Quy luật thông thường là răng sữa sẽ tự tiêu chân răng làm thân răng lung lay. Mức độ lung lay ngày càng lớn thì bạn có thể tự nhổ răng cho trẻ hoặc đôi khi răng tự rụng mà không cần bạn phải nhổ.
2. Khi nào nên áp dụng cách tự nhổ răng cho trẻ em tại nhà?

Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay mà không do va đập thì tức là răng trưởng thành đang mọc lên bên dưới răng sữa. Lúc này, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc lung lay nhẹ chiếc răng. Thực hiện hàng ngày cách nhổ răng cho trẻ em như thế cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn chỉ cần lực nhẹ cũng có thể làm răng rụng. Hoặc đôi khi, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ khi răng trưởng thành mọc lên kịp thời.



Trong khi nhổ răng có thể nói chuyện hay tìm cách “đánh lạc hướng” cho trẻ không để ý đến giúp việc nhổ răng dễ dàng hơn. Thao tác nhổ nên dứt khoát, khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì đã có nhiều trường hợp cố gắng nhổ răng khiến trẻ đau đớn, thậm chí gây chảy máu và nhiễm trùng nặng.
3. Những lưu ý khi sử dụng cách nhổ răng cho trẻ em tại nhà

Trong khi lung lay răng cho bé, bạn nên rửa sạch tay. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé. Trong các cách nhổ răng cho trẻ em thực hiện tại nhà tuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay chưa đủ lớn. Nếu bạn tự nhổ răng cho bé mà làm bé quá đau đớn có thể trở thành nỗi “ám ảnh” về sau, và trẻ sẽ không để bạn nhổ thêm bất cứ chiếc răng nào khác nữa

Sau mỗi lần lay răng bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu, việc vệ sinh nên để lại sau vì lúc răng bị nhổ trẻ còn đau nhiều. Sau khi đã nhổ răng, bạn đừng quên cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày.

Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ trong thời gian này. Ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên chú ý đến độ nóng lạnh, mềm cứng của thức ăn,…

Việc nhổ răng tại nhà cho trẻ cần được cân nhắc vì thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé. Không ít trường hợp nhổ răng khiến trẻ đau đớn. Có những trường hợp trẻ được đưa đến Nha khoa trong tình trạng máu không cầm được và bị viêm nhiễm nặng.



Bởi vậy, để nhổ răng cho con bạn vẫn nên đưa đến phòng khám, dù là nhổ răng sữa. Chỉ bác sỹ mới biết phải làm gì với những chiếc răng cần nhổ của trẻ. Bởi trong khi nhổ răng có những tình huống phát sinh mà bạn khó có thể lường hết được. Đây cũng là dịp để bác sỹ có thể thăm khám đầy đủ tình hình mọc răng cho con bạn. Điều này được bác sỹ đặc biệt khuyến khích.