Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ mọc răng hàm biếng ăn phải làm sao?

6/21/2017 05:43:00 CH Add Comment

Trẻ mọc răng hàm biếng ăn phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm và lo lắng, bởi khi trẻ biếng ăn có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của bé.


Khi từ 5, 6 tháng, trẻ đã có dấu hiệu mọc răng, kèm theo đó là những biểu hiện quấy khóc, lười ăn, thậm chí có nhiều bé còn bị sốt, đau, khó chịu và gây ra hiện tượng biếng ăn, đặc biệt là những lúc bé mọc răng hàm. Các mẹ đừng lo lắng quá, chúng tôi có thế đưa ra một vài cách chăm sóc bé như sau: http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-han-rang-cho-be-3-tuoi/



- Đối với những bé ở khoảng 7 tháng, cân nặng tầm 8,3 kg là vừa đủ. Mỗi tháng, cháu chỉ cần tăng 300g/tháng là vừa tiêu chuẩn. Khi bé biếng ăn, mẹ hãy tăng cường cho cháu bú nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất, đầy đủ chất nhất và an toàn nhất cho trẻ. Đồng thời vào lúc này, mẹ cũng phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mình thì sữa mẹ mới có thể đủ chất cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ còn có thể xay thật nhuyễn cháo với các thành phần dinh dưỡng và cho trẻ ăn.

- Cần quan tâm và chơi với bé nhiều hơn để bé quên đi sự khó chịu bằng cách thường xuyên hỏi han bé, cho bé chơi nhiều đồ chơi, dẫn bé đi dạo đến những nơi lạ, bé sẽ chú ý đến môi trường mới mà quên đi phần nào cái răng đang làm bé khó chịu.

Chế độ ăn uống cho những trẻ mọc răng hàm biếng ăn http://chamsocrangtreem.vn/han-rang-sua-cho-be-co-nen-khong/

- Khi trẻ mọc răng hàm, sẽ làm cho bé đau nhức và khó chịu, vì thế thời gian này mẹ nên làm nhỏ thức ăn để bé không gặp phải khó khăn khi ăn uống đồng thời cùng chia đồ ăn làm nhiều bữa nhỏ để bé có thể ăn được hơn.

- Vì giai đoạn mọc răng rất cần nhiều canxi, nên mẹ cần lưu ý bổ sung các món ăn cho bé có hàm lượng canxi cao. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá, tôm, đậu phụ.. Hoặc các loại hoa quả như: quất vàng, cam, dâu, mít, kiwi… Ngoài ra, cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết.

- Một điểm nữa mà mẹ cũng cần phải lưu ý bổ sung kẽm và selen cho trẻ. Chúng giúp trẻ tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, cải thiện vị giác, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong thịt, hải sản, giá đỗ và rau xanh. Khi hai chất này bị thiếu hụt, tình trạng trẻ biếng ăn sẽ càng nặng hơn, bé hay bị suy dinh dưỡng và khả năng miễn dịch của bé bị giảm sút, dễ mắc phải bệnh tật hơn. Trẻ mọc răng hàm lười ăn hơn nên mẹ có thể chia ra làm nhiều bữa nhỏ cho con ăn.

- Các dụng cụ ăn uống của bé phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn có điều kiện tấn công vào cơ thể bé, đặc biệt là những đồ chơi, cần phải để ý để tránh bé cho đồ chơi vào miệng “gặm” để đỡ ngứa lợi.


Trường hợp bé quấy khóc quá, lợi sưng đỏ hơn mọi khi và không chịu ăn gì, không chịu bú mẹ, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?

6/14/2017 04:41:00 CH Add Comment
Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?

Đây là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Thực hư vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng là như thế nào? Nếu gặp phải trường hợp này thì phải làm sao? Bài viết dưới đây hi vọng chia sẽ phần nào lo lắng của bậc phụ huynh.

Đến giai đoạn thay răng, răng vĩnh viễn sẽ trồi lên từ từ và làm tiêu dần chân răng sữa. Chân răng sữa mòn dần nên dẫn đến lung lay. Nếu không tác động lực nhổ thì tới khi mòn hết chân răng, răng sữa sẽ tự rụng. Đây chính là cơ chế thay răng sữa.

Chính vì vậy rất khó có trường hợp nhổ răng sữa sót chân răng. Sau khi nhổ răng sữa không thấy chân răng hoặc thấy chân răng còn rất ít là do răng vĩnh viễn đã làm tiêu chân răng rồi. Trường hợp sau khi nhổ răng rồi vẫn còn thấy chân răng ngay vị trí mới nhổ, không cần phải lo lắng đó có thể là mầm răng vĩnh viễn đang mọc. Cách nhổ răng cho trẻ em ngay tại nhà http://chamsocrangtreem.vn/cach-nho-rang-cho-tre-em-ngay-tai-nha/
Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?
Nhổ răng sữa sót chân răng có thể không?

Chân răng sót chỉ thường xảy ra khi nhổ răng vĩnh viễn hoặc nhổ răng sữa quá sớm chưa tới giai đoạn thay răng. Nếu nhổ răng sữa thật sự sót chân răng cũng không cần phải lo lắng, một thời gian chân răng này sẽ tự trồi lên, đào thải ra ngoài hoặc sẽ bị tiêu dần khi răng vĩnh viễn mọc. Có nên nhổ răng sâu cho trẻ em hay không http://chamsocrangtreem.vn/co-nen-nho-rang-sau-cho-tre-em-hay-khong/

Theo các bác sĩ nha khoa, không nên nạo chân răng sữa vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Để an toàn và chắc chắc có phải là do răng sữa còn sót lại hay không, tốt nhất đến trung tâm nha khoa chụp X-quang kiểm tra. Thông qua hình ảnh 3D có thể giúp chúng ta biết chính xác có phải chân răng sữa còn sót lại hay không.Có những trường hợp vì không biết nên nhổ nhầm mầm răng vĩnh viễn.

Nếu gặp phải trường hợp này lặp tức trồng lại mầm răng vĩnh viễn, sau một thời kiểm tra tủy răng còn sống hay không. Tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu như gặp phải một trung tâm “rởm”. Một trung tâm uy tín với bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao sẽ không để xảy ra trường hợp đáng tiếc như thế. Nhổ răng sữa bằng chỉ cho trẻ http://chamsocrangtreem.vn/thuc-hien-cach-nho-rang-sua-bang-chi-tai-nha-duoc-khong/

Để xác định chính xác có phải chân răng sữa còn xót lại không bác sĩ sẽ cho bé chụp X-quang sau đó mới đưa ra phương án điều trị. Chính vì trước khi đến trung tâm nha khoa cần phải xác định xem trung tâm nha khoa đó có thật sự uy tín chất lượng.

9 Cách trị nhức răng tại nhà không thể bỏ qua

5/17/2017 09:15:00 SA Add Comment

Muốn tìm ra cách trị nhức răng hiệu quả thì quan trọng là bạn cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây nhức răng là gì.


+ Sâu răng: do chất đường tồn đọng lại trong khoang miệng sinh ra vi khuẩn, các vi khuẩn đó sẽ chuyển hóa chất đường thành axit bào mòn men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. http://chamsocrangtreem.vn/nanh-sua-o-tre-so-sinh/



+ Viêm nướu: tình trạng viêm của mô mềm và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám trong nướu.

Những vi khuẩn trong các túi nướu sẽ gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá hủy thêm xương, nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây đau nhức răng kéo dài, có thể bị mất răng.

Đây là 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhức răng chủ yếu. Bên cạnh đó thì viêm khớp thái dương hàm cũng như mọc răng khôn, áp xe xương ổ răng hoặc các chấn thương vỡ mẻ răng cũng khiến cho răng có cảm giác đau nhức, có thể là đau âm ỉ hoặc là đau dữ dội bộc phát.

Nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên tình trạng đau nhức ở mỗi người có thể khác nhau về đặc điểm, mức độ và tần suất của cơn đau. Bạn có thể lần lượt sử dụng một trong 10 cách trị nhức răng đơn giản sau đây để kiểm định tác dụng và xem đâu là cách tốt cho tình trạng của mình nhé!

1. Lá trầu không trị nhức răng đơn giản

Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút. Đây được coi là một trong những mẹo trị nhức răng nhanh trước khi bạn có thể đến gặp nha sĩ.
2. Sử dụng muối ăn để chữa đau nhức răng nhanh

Chắc hẳn bạn chưa biết rằng muối ăn cũng có tác dụng bất ngờ trong việc giảm cơn đau nhức răng.

Lấy một muỗng canh muối cho vào ly nước ấm quấy đều và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ.Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng cách chữa đau răng tại nhà bằng muối ăn thường xuyên.
3. Cách trị nhức răng bằng trà bạc hà http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-moc-lech-vao-trong/

Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong.

Lời khuyên: Nên thường xuyên lặp lại cách chữa nhức răng đơn giản bằng trà bạc hà thường xuyên khi cơn đau xuất hiện.
4. Cách trị nhức răng nhờ chườm đá

Sử dụng cách chườm đá là một trong những cách trị đau nhức răng ngay tại nhà phổ biến thường hay áp dụng hiện nay.

Lấy một cục đá nhỏ vào túi ni lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng. Điều này có thể làm giảm bớt sưng, giúp giảm đau nhức răng một cách nhanh chóng và rất hiệu nghiệm.
5. Cách trị nhức răng bằng gừng tươi


Nhanh chóng và đơn giản, bạn dùng củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ đi. Dùng gừng tươi đó cắn vào chỗ răng đau giữ trong khoảng 3-5 phút cho tinh chất gừng tiết ra để diệt khuẩn. Đặc biệt hiệu quả với trường hợp đau nhức răng do sâu răng. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau nhức răng đến “làm phiền bạn”.
6. Chữa đau răng bằng rễ lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc thường có trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài ra, công dụng ít người biết đến của rễ lá lốt là chữa đau nhức răng.

Bạn lấy khoảng 20g rễ cây lá lốt rửa sạch, sau đó giã nát với vài hạt muối rồi lọc lấy nước. Dùng bông gòn thấm vào chỗ răng đau để khoảng 5 phút. Cuối cùng súc miệng bằng nước sạch. Ngày lặp lại 3-4 lần hoặc có thể nhiều hơn. Sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
7. Giảm đau nhức răng bằng lá ổi

Lá ổi được chứng minh chữa đau răng hiệu quả nhờ chứa nhiều hợp chất astrigents giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt làm nướu săn chắc, diệt vi khuẩn.

Bạn chỉ cần nhai vài búp lá ổi non hàng ngày, kết hợp với việc súc miệng với nước ép lá ổi ngày 2-3 lần đặc biệt là sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ để giảm cơn đau răng.


8. Cách trị nhức răng bằng lá bàng

Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non, hái vào buổi sáng sớm là tốt hơn cả, 1/2 thìa cafe muối tinh và 250 ml nước. Sau đó bạn cho vào máy say sinh tố say cho đến khi thu được hỗn hợp đặc sệt.

Lọc hỗn hợp loại bỏ phần bã, thu được nước lá bàng. Bạn đổ vào 1 chai nước để trong tủ lạnh dùng dần. Ngày bỏ ra súc miệng khoảng 2-3 lần để giảm cơn đau răng.

9. Ấn huyệt cũng giúp giảm cơn đau răng

Đây là một trong những phương pháp Đông y cổ truyền trong việc trị đau nhức răng. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.

Viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm ?

5/12/2017 05:09:00 CH Add Comment

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em hoặc bệnh sưng nướu răng ở trẻ em thường được biểu hiện thông qua những triệu chứng dưới đây:

– Ở giai đoạn mới chớm viêm, nướu sẽ dấu hiệu bị ửng đỏ một chút. Nặng hơn, nướu bị sưng tấy, phồng to. http://chamsocrangtreem.vn/rang-sua-bi-lung-lay/
– Chảy máu nướu răng tự nhiên.



Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện viêm nướu răng ở trẻ em

– Chảy máu, đau nhiều khi đánh răng

– Trẻ đau, khóc, không cho cha mẹ chạm vào răng khi đánh răng

– Trẻ bỏ ăn, ăn ít do viêm nướu, thức ăn chạm vào nướu sẽ bị đau.

– Hơi thở hôi khó chịu một cách thường xuyên trong miệng
http://chamsocrangtreem.vn/rang-ham-cua-tre-co-thay-khong/

Viêm nướu răng ở trẻ khiến cho hơi thở có mùi

Nếu nhận ra những biểu hiện trên, hãy đưa bé đến nha khoa thăm khám để kịp thời tìm ra giải pháp. Viêm nướu răng trẻ em càng để lâu sẽ càng nặng thêm, có thể gây ra viêm nha chu và dẫn đến mất răng ở trẻ.
2/ Những biến chứng và cách khắc phục


Nếu bệnh viêm nướu răng ở trẻ em không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như bệnh viêm nha chu, áp-xe xương ổ răng và có mủ chung quanh chân răng. Lúc đó, phương pháp điều trị và xử lý bệnh về răng miệng cho bé chắc chắn sẽ khó khăn hơn trong khi tuổi bé còn quá nhỏ.

Điều trị bệnh viêm nướu răng ở trẻ em sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn khởi phát. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các trung tâm Nha khoa uy tín điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ.

Đưa trẻ đến Nha khoa uy tín thăm khám để có phương án điều trị cụ thể

Bố mẹ nên lên lịch kiểm tra thường xuyên tình trạng răng miệng cho trẻ ít nhất 2 lần trong năm, và lấy cao răng thường xuyên để loại bỏ các mảng bám trên răng. Hiện nay với công nghệ lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0 , việc lấy cao răng ở trẻ sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-thay-rang-sua-luc-may-tuoi/

Công nghệ cho phép đầu sóng siêu âm loại bỏ mảng bám, cao răng, các mảnh vụn thức ăn không chỉ ở bề mặt và chân răng mà còn ở phần nằm sâu dưới chân răng, mắt thường không nhìn thấy một cách nhẹ nhàng nhất.

Ngoài ra, khi xuất hiện bệnh viêm nướu răng ở trẻ em, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Những thói quen chăm sóc răng miệng sai lầm

5/03/2017 11:47:00 SA Add Comment

Mọi người nghĩ rằng cần phải đánh răng ngay sau khi ăn để làm sạch các mảng bám thức ăn trong miệng ngay lập tức. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt, còn đối với đồ chua chỉ nên đánh sau khi ăn ít nhất 30 phút.


>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận Phú Nhuận

Chăm sóc răng miệng là thói quen nên làm mỗi ngày nhưng bạn có tự tin rằng mình đang làm đúng cách. 11 lỗi cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng điều này để nhanh chóng thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng và bảo vệ nụ cười của mình mà không phải đến trung tâm nha khoa thẩm mỹ.
Đánh răng ngay sau khi ăn



Khi ăn đồ ngọt, phế phẩm từ chất đường gặp vi khuẩn sống chực chờ trong vòm miệng dẫn đến nguy cơ hư răng rất cao. Còn đối với đồ chua, môi trường khoang miệng cần thời gian để cân bằng độ pH sau ăn nên chúng ta không cần đánh răng ngay. Để làm sạch tạm thời khoang miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước sạch.

Đánh răng quá kỹ

Hành động chà xát bàn chải mạnh không thể làm răng bạn sạch hơn. Ngược lại, chúng sẽ làm nướu và bề mặt răng tổn thương. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
Đánh răng nhiều lần

Tất cả chúng ta đều biết rằng đánh răng là việc cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn xong, bạn lại phải đánh răng. Đánh răng quá thường xuyên hoặc quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là đánh răng ba lần một ngày, hoặc ít nhất hai lần một ngày – một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chỉ đánh mặt trước của răng

Mọi người đều mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng mà quên việc làm sạch mặt sau của răng. Thực tế, mặt sau của răng là nơi chứa rất nhiều mảng bám, vụn thức ăn thừa – nguyên nhân hình thành cao răng. Thực phẩm cũng có thể bị kẹt giữa các kẽ răng và dưới nướu răng. Bạn cần chú ý làm sạch răng ở mọi góc cạnh: bên ngoài, bên trong và giữa các răng chứ không chỉ mặt trước của răng.
Đánh răng trong khi tắm


Đánh răng trong khi tắm là thói quen của nhiều người.

Đánh răng trong khi tắm là thói quen của nhiều người. Hành động này tiết kiệm thời gian nhưng lại không có lợi cho bạn. Hãy đánh răng trước gương, chải kỹ và chậm để làm sạch từng góc cạnh của răng trong 2 phút.
Bỏ qua lưỡi

Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng, bạn cũng cần vệ sinh lưỡi nữa. Các rãnh và gờ trên lưỡi cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi cũng là làm giảm vi khuẩn trong miệng, nhờ đó giảm thiểu được các bệnh răng miệng hiệu quả.
Không làm sạch và làm khô bàn chải sau khi đánh răng

Hãy dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng thật kỹ. Vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng, bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn “nằm ổ” trên bàn chải đánh răng của mình.
Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì dù bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, bạn cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
Không sử dụng chỉ nha khoa

Bàn chải đánh răng sẽ không thể tiếp cận được với thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các răng hay dưới nướu. Dùng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa một lần hoặc hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, nếu dùng chỉ nha khoa quá nhiều thì có thể sẽ gây kích thích và gây tổn hại nướu răng.


Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng
Không kiểm tra răng định kỳ

Bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa sáu tháng một lần. Các mảng bám còn lại trên răng lâu ngày sẽ két lại và bạn sẽ không thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ. Vì thế bạn cần đến gặp các nha sĩ tại nha khoa để họ lấy cao răng giúp bạn và xem xét những bất thường trong răng miệng của bạn.