→https://tramrangsau.vn/ba-bau-bi-sau-rang-phai-lam-sao/
→https://tramrangsau.vn/dieu-tri-sau-rang-so-8/
1/ Nguyên nhân bệnh sâu răng ở trẻ em bạn nên biết
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sâu răng ở trẻ em. Thông thường, trẻ bị sâu răng chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân khiến sâu răng ở trẻ em phổ biến nhất:
✓ Nguyên nhân trẻ em bị sâu răng sữa đầu tiên là do lớp men răng sữa của trẻ còn mỏng, quá yếu, không thể kháng cự được với những loài vi khuẩn khỏe mạnh, nên răng dễ bị sâu nếu không được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận.
✓ Do trong thời gian thai kỳ các mẹ bổ sung lượng canxi không đủ cũng khiến men răng của các bé yếu và dễ bị sâu răng sữa hơn cả.
✓ Việc các cha mẹ không để ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn có đường, vị ngọt, nước có ga cũng khiến răng bé bị hư hại, vi khuẩn sẽ phát dinh và tấn công men răng.
✓ Một nguyên nhân nữa khiến trẻ em bị sâu răng sữa là do tính chủ quan của cha mẹ, họ cho rằng răng sữa chỉ là răng tạm thời, khi đến tuổi sẽ thay răng cố định nên sẽ không có vấn đề gì mà không hề biết rằng, răng của các bé bị vi khuẩn tấn công răng bị tổn thương, mất răng sớm, các răng mọc sẽ không giữ được khoảng cách, răng cố định sẽ rất dễ lệch, gây mất thẩm mỹ.
→https://tramrangsau.vn/sau-rang-so-7-co-nguy-hiem-khong/
2/ Nên làm gì khi trẻ em bị sâu răng sữa?
Có thể các bậc phụ huynh không biết đến chức năng quan trọng của răng sữa, những chiếc răng sữa có chức năng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó có thể giúp trẻ ăn nhai, nghiền, cắn, xé thức ăn hàng ngày. Vì thế khi thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ biếng ăn hơn. Cần phải làm gì khi trẻ em bị sâu răng sữa?
→ Đối với răng chớm sâu
Để răng luôn được chắc khỏe thì cách tốt nhất cần phải phòng bệnh. Khi răng sữa của trẻ mới chớm sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và kịp thời ngăn chặn sâu răng phát triển. Nếu răng sữa của trẻ mới chớm sâu thì việc trám răng sớm sẽ giúp răng luôn giữ được đầy đủ trên cung hàm, không ảnh hưởng đến ăn nhai.
→ Khi vết sâu răng đã lớn hơn
Khi vi khuẩn đã phát triển đến giai đoạn muộn hơn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé hoặc nghiêm trọng hơn là gần mất răng thì cha mẹ cũng không nên đưa trẻ đến nha sĩ nhổ vội vàng vì khi răng sữa nhổ quá sớm nó sẽ gây ảnh hưởng đến phương hướng mọc của răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa, khi nhổ răng sữa trước 6 tuổi sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc sau này, ảnh hưởng đến răng hàm số 6. Hơn nữa, răng sữa có công dụng ăn nhai như răng vĩnh viễn, nếu bị rụng sớm trước 6 tuổi sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, tiêu hóa của trẻ.
3/ Cách phòng ngừa tránh trường hợp trẻ em bị sâu răng sữa
Để hạn chế tình trạng trẻ em bị sâu răng sữa các bậc phụ huynh nên chú ý những điều sau đây:
+ Hướng dẫn trẻ ý thức được việc vệ sinh răng miệng hàng ngày mà trước tiên là chải răng thật sạch ngày 2 lần sau bữa ăn. Lựa chọn cho bé bàn chải lông mềm, có hình ngộ nghĩnh để khuyến khích trẻ đánh răng. Hướng dẫn cho bé chải răng đúng cách.
+ Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa hoặc ăn bánh kẹo vào buổi tối và sau khi sử dụng nên cho trẻ súc miệng hoặc chải răng thật sạch. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
+ Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ viêm nhiễm
+ Cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng và có các biện pháp điều trị phù hợp.
Tốt nhất bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để thăm khám và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng không tốt đến mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến trẻ em bị sâu răng sữa, vui lòng liên hệ với nha khoa KIM theo số 19006899 để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết nhất.
0 Nhận Xét