Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Đôi điều về răng trẻ em ít ai quan tâm đến

Vỹ Seo 4/14/2017 04:16:00 CH Add Comment
Đôi điều về răng trẻ em ít ai quan tâm đến

Người lớn có 32 răng cố định. Ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa. Nhiều ông bố bà mẹ chưa hiểu biết nhiều về những chiếc răng tạm thời này, và dưới đây là những ngộ nhận phổ biến nhất:

Nhiều người rất lo lắng khi con mình chưa bắt đầu mọc răng khi tròn 6 tháng tuổi. Thực ra, thời gian mọc răng không chỉ phụ thuộc sức khỏe của bé mà còn có tính di truyền. Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường: Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng.

Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh; và cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới. Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn. Lúc này, nho rang sua co anh huong gi khong tới răng trẻ đang giai đoạn hình thành đủ răng.

Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm: Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng. Có nên hàn răng sâu cho trẻ bạn nên đưa trẻ đến bs khám để biết rõ mức độ sâu đưa ra cách xử lý.

Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại siro giảm đau và chống viêm.

Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay: Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu,răng bé bị mảng bám đen, mà sâu răng cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, bị vẩu hoặc móm sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.

Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, bạn nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi, và không cần dùng kem. Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng, đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.

Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường chia tay với răng sữa sớm hơn em của nó. Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần cho tư vấn bác sĩ nha khoa.


Nhổ răng sữa cho trẻ em nhẹ nhàng và không đau

Vỹ Seo 4/05/2017 11:41:00 SA Add Comment
Nhổ răng sữa cho trẻ em nhẹ nhàng và không đau

Nhổ răng sữa cho trẻ em nhẹ nhàng và không đau sẽ giúp loại bỏ răng sữa bị viêm nhiễm hoặc bị lung lay nhưng không rụng để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí cho bé hàm răng đều đẹp tự nhiên.

Buộc phải thay răng sữa khi nào?
Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:
Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.

Xem thêm:
Lưu ý khi nhổ răng sữa
Răng sữa bị lung lay
Trị sâu răng cho trẻ


Những bé nào không nên nhổ răng sữa?
Các bác sĩ nha khoa khuyên không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.


Nên nhổ răng sữa cho trẻ em ở đâu?
Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp theo dõi quá trình mọc răng của trẻ cũng như phát hiện sớm các bệnh răng miệng như sâu răng. Không nên cho bé nhổ răng quá sớm vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha niềng răng sau này.
Những tai biến thường xảy ra khi nhổ răng cho bé tại nhà

Rất nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu ồ ạt, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.

Chính vì vậy, khi răng sữa của trẻ em bị lung lay, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín, chất lượng khám để biết chính xác tình trạng của răng vĩnh viễn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng theo đúng độ tuổi, giai đoạn thay răng cho trẻ.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ mẹ cần biết

Vỹ Seo 4/04/2017 09:34:00 SA Add Comment

Những chiếc răng đầu tiên được mọc lên trong khuôn miệng của bé được gọi là răng sữa. Thời gian mọc răng sữa sẽ kéo dài khoảng 2 năm đầu tức là khi bé bước vào tháng tuổi thứ 6 cho tới khi bé được 2 tới 2 tuổi rưỡi thì quá trình mọc răng sữa cơ bản hoàn thành với sự xuất hiện đầy đủ của các răng trên khuôn miệng bé.


>>niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu
>>trẻ em có nên niềng răng

Thông thường những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc trong khoảng bé được 6 tuổi tới 1 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng rất sớm, trước khoảng thời gian thông thường. Có trường hợp mọc sớm thì cũng có trường hợp bé mọc răng chậm, dù đã hơn 1 tuổi nhưng bé vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sắp mọc răng và cũng chưa có chiếc răng nào nhú mọc.


Điều này các mẹ không cần phải lo lắng nhiều vì rất có thể nó chỉ do nguyên nhân cấu trúc răng hoặc do di truyền nên bé chậm mọc răng hơn những trẻ cùng trang lứa mà thôi. Và dù mọc răng sớm hay muộn hoặc mọc đúng thời gian thì thứ tự các răng xuất hiện trên hàm đều như nhau, nó theo một thứ tự nhất định. Sau đây là thống kê thứ tự mọc răng sữa của trẻ mẹ cần biết mà nha khoa đưa ra để giúp mẹ có thể dự đoán trước tình trạng mọc răng của con. Từ đó có cách theo dõi cũng như chăm sóc răng miệng cho trẻ.

Khi bé được khoảng 6 tháng sẽ có những dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của chiếc răng đầu tiên. Và bé sẽ chào đón chiếc răng sữa đầu tiên nằm ở vị trí răng cửa của hàm dưới. Chiếc răng này sẽ nhú lên trong khoảng thời gian bé 6 tháng tuổi tới khi bé tròn 10 tháng tuổi. Thông thường chiếc răng đầu tiên này sẽ gây ra cho bé nhiều đau đớn nhất, bé luôn cảm thấy khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi và luôn quấy khóc. Vì thế mẹ cần quan tâm và để ý tới con nhiều hơn trong gian đoạn này.



♦ Sau khi 2 chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới xuất hiện thì sự xuất hiện tiếp theo sẽ là 2 chiếc răng cửa ở hàm đối diện tức là hàm trên. Hai chiếc răng thỏ này sẽ xuất hiện khi bé bước vào tháng thứ 8

Khi bé được khoảng 9 tháng tới 13 tháng thì 2 chiếc răng cửa phía trên của hàm trên sẽ tiếp tục nhú mọc.


♦ 2 chiếc răng cửa hàm dưới sẽ mọc sau đó khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16



♦ Sau khi răng cửa mọc gần như đầy đủ thì răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.


♦ Răng hàm trên mọc rồi thì răng hàm dưới cũng sẽ mọc. 2 chiếc răng tiếp theo xuất hiện là 2 chiếc răng hàm dưới có vị trí đối diện với 2 chiếc răng của hàm trên. 2 chiếc răng này sẽ xuất hiện vào khoảng tháng tuổi thứ 18 của bé con.


Khi bé được khoảng 22 tháng tuổi thì 2 chiếc răng nanh hàm trên bắt đầu nhú mọc lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm.


♦ 2 răng nanh hàm dưới tiếp tục xuất hiện sau khi 2 răng nanh hàm trên mọc đầy đủ


♦ Hàm dưới sẽ tiếp tục được lấp đầy bởi 2 răng hàm cuối cùng.


♦ Khi 2 răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của 2 răng hàm cuối cùng của hàm trên.

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sẽ kết thúc khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30. Để chuẩn bị tâm lý cũng như để chuẩn bị tốt cho cách chăm sóc răng miệng của con thì các mẹ nên tìm hiểu thứ tự mọc răng sữa của trẻ nhé.

Làm gì khi bé bị sưng đỏ chân răng?

Vỹ Seo 3/29/2017 10:33:00 SA Add Comment

Sưng chân răng ở trẻ có thể nằm ở một trong các nguyên nhân sau đây: Nhiệt nóng cơ địa, bệnh lý răng, mọc răng,… Với từng nguyên nhân thì cơn đau sưng sẽ khác nhau.


>>Nha khoa nào tốt tại quận 6
>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 9

Nếu do mọc răng thì thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần khi mầm răng đã nhú được thì sẽ không thấy đau nữa. Nếu nguyên nhân là do nhiệt thì cơn đau sẽ kéo dài không thành đợt và kèm theo những triệu chứng như xuất hiện đốm loét nướu và môi, thậm chí là bị sốt nhẹ,…



Theo những mô tả của bạn thì cháu chỉ bị sưng đỏ chân răng, chúng tôi hiểu là sưng đỏ nướu (là phần bạn nhìn thấy được), ngoài ra không kèm những biểu hiện bất thường khác và còn bị theo đợt lặp đi lặp lại. Do đó, khả năng nguyên nhân nằm ở bệnh lý răng là cao. Vì chỉ có bệnh lý viêm răng ở giai đoạn mới biểu hiện như bạn đã mô tả. Về sau trẻ còn bị sưng lợi kèm chảy máu chân răng nặng hơn.

Với nguyên nhân do bệnh lý răng thì thường sẽ bị sưng khoảng ít ngày rồi tự hết. Tuy nhiên, Sang chân răng ở trẻ em chỉ hết ở biểu hiện bên ngoài, nhưng thực tế thì bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. 

Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa. Đây là những phỏng đoán dựa trên sự mô tả các triệu chứng mà bạn cung cấp. Bởi vậy để biết chính xác nguyên nhân, tốt hơn hết là bạn phải đưa bé đi khám.

Trước hết là nên khám sức khỏe ở bệnh viện nhi để chắc chắn là bé không gặp vấn đề gì về sức khỏe, cơ địa hay các bệnh khác. Sau khi đã có kết luận, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn có nên tính đến khả năng do răng miệng hay không. Lúc đó, bạn có thể đưa cháu đến trung tâm .

Các bác sỹ sẽ thăm khám và hỗ trợ điều trị dứt điểm cho bé. Không nên chần chừ để bệnh ủ quá lâu ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây đau nhức khó chịu, không tốt cho sức khỏe của bé bạn ạ. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!