Mang bầu dễ bị sâu răng, vì sao?

7/03/2017 01:00:00 CH

Mang bầu kéo theo rất nhiều tác dụng phụ phiền toái và khó chịu, trong đó có sâu răng. Nguyên nhân chính do đâu, bầu cần làm gì để chăm sóc răng miệng trong thai kỳ?



1/ Sâu răng do ảnh hưởng của hormone thai kỳ

Trong thai kỳ, hormone thay đổi, sự gia tăng estrogen và progesterone đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn ở răng. Hệ quả là mẹ bầu phải đối mặt với chứng viêm nướu khi mang thai.
Khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ, đa phần các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng viêm nướu, nướu sưng và chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng thành bệnh nha chu, ảnh hưởng xấu đến xương và các mô quanh răng.

2/ Sâu răng vì thói quen ăn vặt khi mang bầu

Ốm nghén, đầy hơi, mệt mỏi, trướng bụng trong thai kỳ bắt buộc mẹ bầu phải chia nhỏ bữa ăn, ăn nhẹ nhiều lần để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, đặc biệt khi ăn nhiều đồ ngọt, mẹ bầu rất dễ bị sâu răng trong thai kỳ. Tình trạng nôn mửa do ốm nghén đi kèm, làm tiết nhiều a-xít dịch vị, kéo theo sự hao mòn chất khoáng của răng.

3/ Bí quyết chăm sóc “cái gốc” khi mang bầu

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin C và B12 sẽ giúp răng chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Bà bầu nên hạn chế ăn món ngọt, nhiều đường. Sau khi ăn, cố gắng uống đủ nước, để giữ răng sạch, kích thích tiết dịch vị, vệ sinh nướu và lợi.

Duy trì thói quen ăn nhiều trái cây, đặc biệt là trái cây giàu vitamin C, giúp bảo vệ răng nướu khỏe mạnh. Thiếu C có thể dẫn đến hiện tượng sưng chân răng, chảy máu chân răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất 2lần/ngày, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Một khi đã đánh răng, không nên dùng nước súc miệng. Quá sạch chỉ làm men răng thêm bào mòn. Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Kem đánh răng chứa nhiều fluor, bàn chải nên là loại sợi mềm.

Bà bầu có nên hàn răng trong thời gian thai kỳ không?


Vậy bà bầu có nên hàn răng trong thời kỳ mang thai không nếu bị sâu răng? Điều này còn phụ thuộc vào tuổi của thai nhi. Thao tác hàn trám răng không quá phức tạp tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sẽ được bác sĩ hạn chế nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi bởi đây là thời điểm tam cá nguyệt đầu.

Sau giai đoạn thai được 14 tuần tuổi, bạn không cần quá lo lắng bà bầu có nên hàn răng?, vì lúc này thai nhi đã phát triển tương đối ổn định, cơ quan bên trong cơ thể bé cũng hình thành đầy đủ, thời kì nghén cũng giảm dần nên phụ nữ mang thai có được hàn răng? sẽ được bác sĩ tiến hành thuận lợi hơn.

Nhưng khi bước vào giai đoạn mang thai từ tháng thứ 7 trở đi, cần hạn chế thao tác động chạm đến răng miệng như hàn trám hoặc những thủ thuật nha khoa khác để tránh gặp phải sự cố đáng tiếc.

Như vậy vấn đề bà bầu có được hàn răng hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn đang ở trong giai đoạn an toàn của thai kỳ và được sự đồng ý của bác sĩ. Để biết rõ hơn khi mang thai có được hàn răng không? khách hàng hãy đến trực tiếp tại Răng Hàm Mặt Quốc Tế Sài Gòn, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán kỹ hơn.


Share this :

Previous
Next Post »
0 Nhận Xét