Phần lớn người bị bệnh chỉ mắc triệu chứng nhẹ thôi, nhưng đối với một thiểu số đáng kể thì bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi và hàm dưới bị giới hạn cử động đến mức nghiêm trọng. Các triệu chứng này có thể dẫn đến việc phải ăn kiêng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và sinh hoạt xã hội và gia đình bình thường.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (tiếng Anh gọi tắt là NIH), hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ cho biết là họ mắc triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương (TMJ) vào bất cứ thời điểm nhất định nào. Trong những người cho biết bị triệu chứng TMJ thì số phụ nữ ở thời kỳ sanh sản nhiều hơn một chút so với số đàn ông. Trong số người đến xin điều trị thì tỷ lệ phụ nữ tăng lên nhiều hơn nữa, và đối với những ca nghiêm trọng hơn thì số bệnh nhân nữ vượt hẳn số bệnh nhân nam.
Bệnh rối loạn về khớp thái dương hàm dưới xẩy ra phổ biến? |
Các triệu chứng của bệnh Rối loạn khớp thái dương (TMJ) bao gồm: chứng đau ở má và gần lỗ tai, cứng hàm (không há hoặc ngậm miệng lại được), và hàm kêu rắc cắc lúc cử động. Chứng đau có thể xuất hiện từng hồi hay thường xuyên. Các triệu chứng đau khớp thái dương có thể sinh phát ở một hoặc cả hai bên mặt và có thể lan đến cơ thể.
Giống như tất cả các khớp khác, khớp TMJ và các mô xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi các dạng viêm khớp cũng như các chấn thương tự nhiên hay do tai nạn gây ra. Một số bệnh nhân dễ bị mắc bệnh TMJ hơn người khác, và hiện nay đang có một số cuộc nghiên cứu tìm hiểu xem điều này là vì các biến dị trong cơ cấu của khớp thái dương-hàm dưới hay vì đặc điểm riêng khác. Người ta cũng đang nghiên cứu về lý do vì sao phụ nữ chiếm đa số trong các ca TMJ nghiêm trọng.
Trước tiên bạn nên đi khám bác sĩ gia đình, và từ đó có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên thần kinh, bác sĩ chuyên trị bệnh thấp khớp, hoặc một bác sĩ chuyên khoa khác. Nếu còn thắc mắc, hãy hỏi ý kiến của một bác sĩ thứ hai. Việc mắc chứng hàm kêu rắc lúc cử động hay bị cứng hàm mà không đau đớn gì thì không nhất thiết có nghĩa là bạn đang hoặc sẽ bị bệnh rối loạn khớp thái dương TMJ.
Nếu bạn được giới thiệu đến chuyên viên nha khoa để được điều trị, Viện Nghiên cứu Răng miệng và Sọ – mặt Quốc gia đề nghị nên tránh bất cứ phương pháp điều trị nào xâm nhập các mô ở mặt, hàm hay khớp hoặc vĩnh viễn làm biến dạng hay đổi vị trí hàm và răng. Hãy nhớ là phần lớn các triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương TMJ sẽ tự hết theo thời gian.
Bất cứ chứng đau và/hoặc loạn chức năng khớp thái dương kéo dài nào thì nên được bác sĩ khám nghiệm để chẩn đoán đúng cách. Một điều quan trọng là phải xác định chắc chắn rằng những triệu chứng hàm đó không phải là dấu hiệu của bệnh bướu, bệnh thần kinh hay các tình trạng sức khỏe khác.
Xem thêm:
0 Nhận Xét