Hầu hết những ai mất răng đều có thể cấy ghép implant nếu có sức khỏe ổn định, có đủ khối lượng xương cần thiết và đặc biệt là không bị mắc các bệnh mãn tính, nguy hiểm chống chỉ định trong các ca phẫu thuật. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không thể cấy ghép implant. Đó là những trường hợp nào cùng tìm hiểu nhé!
Những ai không nên cấy ghép Implant ?
♦ Những trường hợp mất răng là trẻ em đang độ tuổi lớn
Trẻ em đang ở độ tuổi lớn, cụ thể là trẻ em dưới 17 tuổi được bác sĩ khuyên là không nên cấy ghép Implant. Vì ở độ tuổi này các em đang phát triển, hầu hết các cơ, xương và xương hàm đang phát triển và bình ổn, chưa thật sự chắc chắn, nên việc cấy ghép răng Implant ở lứa tuổi này sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm của trẻ.
♦ Phụ nữ mang thai
Điều này không nói thì ai cũng biết, tất cả phụ nữ khi đang mang thai dù bị bất kỳ các bệnh ( không nguy hiểm đến tính mạng) đều phải chờ đợi tới khi sinh xong mới được phẫu thuật. Và việc cấy ghép Implant cũng vậy, bác sĩ nha khoa KIM khuyến cáo, tất cả các chị em đang trong giai đoạn thai kỳ tuyệt đối không nên phẫu thuật Implant và nên chờ sau khi sinh xong thì hãy thực hiện.
Nguyên nhân của khuyến cáo của bác sĩ là vì: Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ phải sử dụng tới tia X-quang và một số loại thuốc… đặc biệt là tâm lý căng thẳng của người mẹ trong khi chờ đợi và phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, hơn nữa cũng gây ảnh hưởng tới độ thành công cũng như hiệu quả của ca cấy ghép Implant.
♦ Những trường hợp bị bệnh mãn tính.
Những bệnh nhân đang mang trong người một số căn bệnh mãn tính như : Tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư…thì cũng không nên phẫu thuật cấy ghép Implant. Bởi vì :
Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường khi làm phẫu thuật cấy ghép Implant vết thương rất khó lành và vết thương dễ bị nhiễm trùng với tỷ lệ cao.
Những trường hợp khác như: người mắc bệnh bạch cầu, người đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư, suy thận, bệnh nhân cường cận giáp (tức là sự hoạt động bất thường của tuyến cận giáp), các trường hợp suy giảm hệ thống miễn dịch hay có van tim nhân tạo đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị implant, gây ảnh hưởng tới hiệu quả đạt được thậm chí còn gây ra một số phản ứng phụ.
♦ Trường hợp bệnh nhân có xương hàm không đầy đủ.
♦ Trường hợp bệnh nhân có xương hàm không đầy đủ.
Bởi nguyên nhân là xương hàm không được đầy đủ nên các trụ implant được sử dụng không thể gắn chặt chẽ và cố định với xương hàm nhằm giúp răng implant luôn bền, vững chắc. Hay đối với những bệnh nhân có mật độ xương thấp, bệnh nhân có khe răng quá hẹp cũng được bác sĩ chỉ định không thể cấy ghép răng implant do những ảnh hưởng xấu mà nó để lại khi phẫu thuật.
XEM THÊM: